Nhiều tổ chức tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Nhiều tổ chức tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

11:22 27/09/2023

Cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy Trung Quốc sẽ vừa suýt soát đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, mặc dù cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra vẫn có thể tăng nguy cơ trượt mục tiêu.

Theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát mới của Bloomberg, nền kinh tế được dự đoán tăng trưởng 5% vào năm 2023, giảm 10 điểm cơ bản so với cuộc thăm dò trước đó. Trong đó, các nhà phân tích cho rằng bất động sản là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc.

Các nhà phân tích tại Poseidon Partner, một công ty đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết: “Lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục chịu áp lực” bất chấp những nỗ lực gần đây của chính phủ.

Một cuộc khảo sát khác cho thấy mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” vẫn có thể đạt được, mặc dù không chắc chắn.

Các nhà kinh tế Chang Shu và Andrej Sokol viết trong báo cáo hôm thứ Ba: “Lực cản từ đà suy yếu của bất động sản, tâm lý mong manh và căng thẳng nợ lan rộng trong khu vực doanh nghiệp có thể khiến nền kinh tế rơi vào quỹ đạo thấp hơn”. Họ dự báo GDP sẽ tăng 5.4% trong năm nay.

HSBC Holdings, Morgan Stanley và Citigroup dự báo mức tăng trưởng dưới 5% trong năm nay, trong đó HSBC cắt giảm dự báo trong tuần này từ mức 5.3% xuống 4.9%.

Dữ liệu tháng 8 cho thấy một số lực cản đối với nền kinh tế có thể đã chạm đáy. Xuất khẩu ghi nhận đà giảm với tốc độ chậm hơn và hoạt động sản xuất sắp phục hồi. Tín dụng cũng tăng trưởng hơn dự kiến, cho thấy nhu cầu thế chấp của hộ gia đình đã ổn định nhờ nỗ lực củng cố thị trường bất động sản của các cơ quan chức năng.

Những bất ngờ đến từ số liệu đó đã làm giảm khả năng trượt mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc từ 32% trong tháng 7 xuống chưa đến 20% trong tháng 8. Dẫu vậy, không có gì là chắc chắn, đặc biệt là khi nói đến thị trường nhà đất.

Theo một cuộc khảo sát, cuộc khủng hoảng bất động sản cho đến nay là thách thức lớn nhất của Trung Quốc. 17 trong số 21 nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò coi “bất động sản” là vấn đề hàng đầu. 3 người đề cập đến tình trạng suy thoái kinh tế, trong khi số còn lại chỉ ra cuộc khủng hoảng niềm tin trong nước.

Khi được hỏi về tình trạng doanh số bán nhà sụt giảm đang diễn ra, 15 trong số 21 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát cho rằng số lượng mua nhà sẽ tiếp tục giảm cho đến ít nhất là đầu năm tới.

Cựu cố vấn ngân hàng trung ương Li Daokui cho biết, thị trường bất động sản có thể mất tới một năm để phục hồi, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh bổ sung các biện pháp khuyến khích cho các nhà phát triển vay để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ lan rộng. Li cho biết trong khi doanh số bán hàng ở các thành phố lớn có thể tăng trưởng trở lại sớm hơn, thì có lẽ sẽ phải mất tới một năm để ghi nhận “sự phục hồi tốt” ở các thành phố nhỏ hơn.

Các nhà kinh tế của HSBC giải thích về việc hạ dự báo của họ: “Khó khăn từ lĩnh vực bất động sản vẫn chưa hạ nhiệt hoàn toàn”. Họ nói thêm: “Để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng cơ cấu, các nhà hoạch định chính sách đang hạn chế tung ra các chính sách hỗ trợ mạnh tay. Điều đó nói lên rằng, các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ tiếp tục được thực hiện, nhưng có lẽ sẽ cần thời gian để có tác động lớn hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động

Các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho Kamala Harris và một bộ phận ủng hộ Donald Trump, hiện đang chứng kiến sự suy yếu của hệ thống tài chính từng được coi là bất khả xâm phạm. Đối mặt với những biến động thất thường từ chính sách thương mại không nhất quán của tổng thống, thị trường Mỹ đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, tạo ra tâm lý pha trộn giữa hoang mang, bối rối và kinh ngạc trong giới đầu tư.
Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ