Niềm hi vọng cho nền kinh tế Nhật Bản: Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Niềm hi vọng cho nền kinh tế Nhật Bản: Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:19 07/06/2024

Sau 14 tháng trì trệ, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã có những dấu hiệu tích cực trở lại lần đầu tiên. Điều này có thể báo hiệu một chu kỳ kinh tế lành mạnh mà BoJ mong muốn từ lâu đang bắt đầu hình thành, ngay trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của họ vào tuần tới.

Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản báo cáo hôm thứ Sáu, chi tiêu thực tế (tính cả lạm phát) đã tăng 0.5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 2 năm ngoái và trùng khớp với dự báo của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, so với tháng trước đó, chi tiêu vẫn giảm 1.2%.

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Các mặt hàng chi tiêu tăng bao gồm giáo dục, thuê nhà và quần áo, trong khi chi tiêu cho ô tô và thực phẩm lại giảm.

Số liệu của ngày thứ Sáu có thể cho thấy một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản khi tiêu dùng tư nhân giảm trong 4 quý liên tiếp do tiền lương thực tế giảm trong hơn 2 năm, buộc người lao động phải thắt chặt ngân sách. Người về hưu sống bằng thu nhập cố định bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với giá tiêu dùng đã tăng ở mức gần hoặc vượt mục tiêu 2% của BoJ trong suốt thời gian đó.

Hiện tại, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đang buộc các công ty phải tăng lương để thu hút nhân viên mới và giữ chân người lao động hiện có. Các cuộc đàm phán lương hàng năm giữa các công ty và công đoàn đã dẫn đến cam kết tăng lương của các tập đoàn lớn hơn 5%, mức tăng mạnh nhất trong hơn ba thập kỷ. Một phần khoản tăng lương này đã được phản ánh trong số liệu tiền lương đầu tuần này, đây là mức lương cơ bản tăng nhanh nhất kể từ năm 1994.

Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp nhỏ - vốn sử dụng phần lớn lực lượng lao động của Nhật Bản - có đi theo xu hướng này hay không, và liệu những người nhận lương cao hơn có chi tiêu nhiều hơn hay không vẫn là điều mà thời gian sẽ trả lời. Các quan chức của BoJ hy vọng rằng tiền lương tăng kết hợp với các biện pháp như giảm thuế vào tháng 6 sẽ thúc đẩy chi tiêu.

BoJ cũng đang chờ đợi bằng chứng cho thấy một chu kỳ lành mạnh liên kết giữa tiền lương tăng và tăng giá do cầu hàng hóa đang diễn ra, trong thời gian họ đang cân nhắc thời điểm tăng lãi suất tiếp theo sau khi chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3. Các nhà kinh tế dự đoán BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất vào ngày 14/6 sau cuộc họp chính sách tới, nhiều người dự đoán điều này sẽ kéo dài tới tháng 10. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất sớm hơn, có thể là vào ngay tháng 7.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ