Nước đi nguy hiểm của Trump trong cuộc chiến Ukraine

Nước đi nguy hiểm của Trump trong cuộc chiến Ukraine

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:39 14/02/2025

Cuộc gọi giữa Trump và Putin làm dấy lên lo ngại về một thỏa thuận nhượng bộ, khiến Ukraine và châu Âu rơi vào thế nguy hiểm. Châu Âu cần nhanh chóng củng cố phòng thủ và tận dụng đòn bẩy để ngăn một nền hòa bình bất lợi.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth hôm thứ Năm phủ nhận rằng việc chính quyền Trump thúc đẩy đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin là hành động “phản bội” Ukraine. Tuy nhiên, bản thân câu hỏi này đã nói lên nhiều điều. Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Putin trong tuần này khiến các thủ đô châu Âu và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bất ngờ. Cách tiếp cận của Trump dường như đang đi đúng hướng mà các đồng minh lo sợ: Một thỏa thuận nhượng bộ trước Moscow. Các lãnh đạo châu Âu cần tận dụng mọi biện pháp để thuyết phục Trump có lập trường cứng rắn hơn, đồng thời nhanh chóng củng cố năng lực phòng thủ của chính họ và Ukraine.

Cuộc gọi kéo dài 90 phút của Trump là một món quà cho Điện Kremlin, phá vỡ ba năm nỗ lực cô lập một nhà lãnh đạo mà nhiều chính trị gia châu Âu và cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gọi là tội phạm chiến tranh. Đáng chú ý hơn, Hegseth tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO hoặc khôi phục biên giới năm 2014 là điều “không thực tế.” Dù đây có thể là sự thật, nhưng việc từ bỏ hai quân bài mặc cả quan trọng ngay từ đầu lại là một bước đi khó hiểu đối với một tổng thống vốn tự nhận là bậc thầy đàm phán.

Điều này làm dấy lên nguy cơ về một nền hòa bình bất lợi, trao cho Moscow nhiều lợi thế. Nếu người dân và quân đội Ukraine cảm thấy bị ép buộc phải chấp nhận một thỏa thuận đầu hàng, sự bất ổn trong nước có thể bùng phát. Điều đó cũng tạo tiền lệ nguy hiểm khi cho thấy hành động gây hấn quân sự có thể mang lại một phần thưởng lớn. Nếu Mỹ áp đặt một thỏa thuận hòa bình lên Kyiv và các đồng minh châu Âu mà không có sự đồng thuận của họ, sau đó rút lui, liên minh xuyên Đại Tây Dương sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, đồng thời khiến Putin càng trở nên liều lĩnh hơn.

Thuyết phục Trump thay đổi cách tiếp cận là một nhiệm vụ đầy thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian trước cuộc gặp Putin để các lãnh đạo châu Âu tận dụng những đòn bẩy sẵn có. Họ có thể nhấn mạnh với Trump rằng một thỏa thuận thiếu cân nhắc có thể khiến ông lặp lại sai lầm trong cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan dưới thời Biden. Đồng thời, họ cần khẳng định rằng bất kỳ kế hoạch hòa bình nào cũng phải dựa trên một số nguyên tắc quan trọng.

Trước hết, Ukraine và châu Âu phải được tham gia đàm phán ngay từ đầu. Mục tiêu phải là bảo vệ một Ukraine có chủ quyền và bền vững, không bị ép buộc nhượng bộ đến mức đe dọa sự tồn vong. Nếu có một lệnh ngừng bắn thì phải đi kèm với cách tiếp cận “hòa bình thông qua sức mạnh” mà Trump từng vận động, trong đó Mỹ và EU cần sẵn sàng tăng cường hỗ trợ quân sự nếu Putin từ chối một thỏa thuận công bằng.

Các đồng minh phương Tây của Ukraine cũng cần tận dụng tối đa những lợi thế họ đang có, đặc biệt là các lệnh trừng phạt mà Putin muốn được dỡ bỏ. Châu Âu có lợi thế vì đang nắm giữ phần lớn tài sản Nga bị phong tỏa và là một thị trường quan trọng đối với Moscow. Các lãnh đạo châu Âu cần tuyên bố rõ rằng họ không bị ràng buộc bởi bất kỳ cam kết dỡ bỏ trừng phạt nào nếu không được tham gia đàm phán, đồng thời gắn việc nới lỏng các biện pháp này với những nhượng bộ cụ thể từ phía Nga. Ngoài ra, tình trạng của các vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng phải được giữ nguyên trạng, chưa đưa ra quyết định vội vàng. Nếu Ukraine không thể gia nhập NATO, thì phải có những đảm bảo an ninh tương đương, bao gồm sự hiện diện của binh sĩ phương Tây trên lãnh thổ nước này.

Thực tế, châu Âu từ lâu đã cần tự gánh vác phần lớn trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Ukraine. Những phát ngôn của Trump trong tuần này là một lời cảnh báo rõ ràng: Các lãnh đạo châu Âu không thể tiếp tục trì hoãn việc tăng ngân sách quốc phòng, mở rộng sản xuất vũ khí và tái thiết quân đội. Chiếc ô an ninh của Mỹ mà họ từng dựa vào hàng thập kỷ qua không còn đáng tin cậy nữa. Giờ đây, họ buộc phải tự xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc cho chính mình.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ