OECD cảnh báo cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đang làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu

OECD cảnh báo cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đang làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

09:07 18/03/2025

Các chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt thế giới vào quỹ đạo tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn, OECD cảnh báo tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu căng thẳng tiếp tục leo thang.

Tổ chức tập hợp 38 quốc gia phát triển có trụ sở tại Paris này đã hạ dự báo đối với phần lớn thành viên và dự đoán tốc độ mở rộng toàn cầu sẽ giảm xuống còn 3.1% trong năm nay và 3.0% vào năm 2026, khi các rào cản kìm hãm thương mại và bất ổn gia tăng làm suy yếu đầu tư kinh doanh cũng như chi tiêu tiêu dùng.

Đà tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ chậm lại đáng kể

Những quốc gia hiện đang ở tâm bão thương mại có thể chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, với tốc độ tăng trưởng của Canada giảm còn chưa đến một nửa so với dự báo của OECD hồi tháng 12, Mexico rơi vào suy thoái, và tăng trưởng hàng năm của Mỹ sụt giảm còn 1.6% vào năm tới - mức thấp nhất kể từ năm 2011, ngoại trừ cú sốc ban đầu của đại dịch COVID-19 năm 2020.

Chi phí thương mại tăng cao cũng sẽ thúc đẩy lạm phát mạnh hơn dự kiến chỉ ba tháng trước, buộc các ngân hàng trung ương phải duy trì chính sách thắt chặt lâu hơn. Tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, lạm phát cơ bản sẽ vẫn cao hơn mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách đề ra cho đến tận năm 2026.

Dự báo lạm phát của OECD

Báo cáo triển vọng này là nỗ lực toàn diện nhất từ trước đến nay của một tổ chức quốc tế nhằm lượng hóa thiệt hại từ cuộc chiến thương mại đang diễn biến nhanh chóng. Mặc dù Trump được dự đoán sẽ gia tăng căng thẳng sau khi nhậm chức, nhưng sự biến động và quy mô của những đe dọa từ ông đã khiến cả các nhà hoạch định chính sách lẫn nhà đầu tư bất ngờ.

Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào tình trạng điều chỉnh với chỉ số S&P 500 lao dốc 10% so với đỉnh điểm vào giữa tháng Hai. Tổng thống Trump đã thừa nhận đất nước đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp do nỗ lực của ông nhằm tái cấu trúc căn bản thương mại toàn cầu, nhưng bác bỏ nguy cơ suy thoái và xem nhẹ những biến động thị trường.

Dự báo tăng trưởng của OECD

Phân tích của OECD đã tính đến các biện pháp hiện đã được áp dụng giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như thuế suất 25% toàn diện của Washington đối với nhập khẩu mặt hàng thép và nhôm. Phân tích này cũng dựa trên giả định về việc tăng 25 điểm phần trăm thuế suất đối với hàng hóa Canada và Mexico, cùng phản ứng trả đũa tương đương từ các quốc gia này.

Các tính toán chưa tính đến bất kỳ đe dọa nào khác mà Trump đã đưa ra, bao gồm cam kết áp thuế đối ứng toàn cầu. Ông đã tuyên bố hôm thứ Hai rằng sẽ thực hiện đe dọa đó vào ngày 2/4, cùng với việc áp đặt thuế theo ngành.

Theo một mô phỏng minh họa của OECD, trong đó thuế song phương được tăng vĩnh viễn 10 điểm phần trăm, sản lượng toàn cầu có thể giảm khoảng 0.3% vào năm thứ ba. OECD nhận định Mỹ sẽ chịu tổn thất đáng kể, với mức sụt giảm 0.7% sản lượng.

Mô phỏng tác động của việc áp thêm 10% thuế song phương
(Hoa Kỳ áp thuế đối với hàng nhập khẩu kèm theo phản ứng trả đũa từ các quốc gia khác)

Lạm phát cũng sẽ mạnh hơn trong kịch bản đó, thúc đẩy các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách và gây ra sự định giá lại đầy biến động trên thị trường tài chính. Những rủi ro như vậy cùng sự bất ổn gia tăng đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách phải duy trì cảnh giác trước áp lực lương và giá cả.

"Chúng tôi đang chỉ ra những rủi ro đáng kể về xu hướng giảm, bao gồm cả khi đề cập đến sự phân mảnh thương mại sâu sắc hơn hoặc căng thẳng thương mại leo thang," Tổng thư ký OECD Mathias Cormann chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television. "Nếu các quyết định tiếp theo theo cùng hướng được đưa ra trong tương lai, thì chắc chắn chúng tôi sẽ phải xem xét lại đánh giá của mình."

Tuy nhiên, OECD cho biết vẫn có một số yếu tố tích cực có thể cải thiện triển vọng ảm đạm này nếu thuế quan được cắt giảm và chính sách ổn định hơn. Chi tiêu quốc phòng cao hơn, như châu Âu đã cam kết trong những tuần gần đây, cũng có thể hỗ trợ tăng trưởng, mặc dù sẽ làm tăng áp lực lên tài chính công.

Hiện tại, các nền kinh tế châu Âu đang chịu ít tác động trực tiếp hơn từ các cuộc chiến thương mại, OECD nhận định. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn hạ dự báo cho khu vực để phản ánh tác động của tình trạng bất ổn.

Trung Quốc cũng sẽ thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm nay khi các chính sách hỗ trợ trong nước bù đắp tác động của thuế quan, nhưng OECD dự kiến tăng trưởng của nước này sẽ chậm lại vào năm 2026.

"Để nâng cao sản lượng kinh tế và cải thiện mức sống, không có gì tốt hơn việc duy trì thị trường toàn cầu hoạt động hiệu quả và một hệ thống thương mại có nguyên tắc, vận hành trơn tru.", Tổng thư ký OECD Cormann nhấn mạnh.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.
Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.