Sự sụp đổ của triều đại Assad đặt dấu chấm hết cho nửa thế kỷ đau thương

Sự sụp đổ của triều đại Assad đặt dấu chấm hết cho nửa thế kỷ đau thương

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:10 09/12/2024

Mười ba năm trước, những nét vẽ ngây thơ chống chế độ của lũ trẻ em tại thành phố Deraa miền Nam đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Syria, và giờ đây, Bashar al-Assad cùng gia tộc của ông cuối cùng đã sụp đổ. Sự chấm dứt của một triều đại - vốn đã thống trị và vơ vét một trong những quốc gia trọng yếu nhất khu vực trong suốt hơn nửa thế kỷ - sẽ được hàng trăm nghìn gia đình nạn nhân đón mừng trong nước mắt. Đó là những gia đình có người thân đã bị chế độ Assad sát hại, tra tấn, cầm tù và giam giữ không hẹn ngày trở về.

Sự sụp đổ chấn động này không chỉ là dấu chấm hết cho một chế độ độc tài mà còn là bước ngoặt lịch sử tại Trung Đông. Syria vốn từng là bàn đạp quan trọng nhất của cả Nga và Iran trong khu vực. Việc Assad sụp đổ đã làm thay đổi sâu sắc cán cân quyền lực tại đây. Tehran cùng các thế lực thân cận ngày càng suy yếu, trong khi tầm ảnh hưởng của Moscow cũng dần phai nhạt.

Kể từ cuộc tấn công chấn động của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, mọi định kiến cũ trong khu vực đã bị đảo lộn, các thế cờ chính trị được xáo trộn hoàn toàn. Tuy nhiên, bức tranh Trung Đông sau một năm đẫm máu và xung đột vẫn còn nhiều điều bất định. Tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc ai sẽ nắm quyền kiểm soát Syria sau Assad. Thổ Nhĩ Kỳ - vốn là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất phe nổi dậy Syria - dường như là bên duy nhất hưởng lợi từ sự sụp đổ này. Trong khi đó, các quốc gia Ả Rập Sunni vùng Vịnh và Israel chắc chắn sẽ không mấy hào hứng với viễn cảnh một chính phủ Hồi giáo cực đoan nắm quyền tại Damascus.

Ngọn lửa chiến tranh bùng phát trở lại khi Moscow phải dồn lực cho cuộc tấn công Ukraine và lực lượng Hezbollah bị tổn thất nặng trong các cuộc đụng độ với Israel. Trong lúc đó, phe nổi dậy đã nắm bắt được thời cơ vàng để phát động cuộc tổng tiến công. Quân đội Syria đã suy yếu đến mức mà chỉ trong vài ngày, nhóm thánh chiến HTS đã càn quét và giành được quyền kiểm soát các thành phố do chính phủ kiểm soát và tiến về thủ đô Damascus. Điều này cho thấy hệ thống cai trị của Assad đã thực sự tan rã từ bên trong.

Đây là khoảnh khắc ngập tràn niềm vui với nhiều người dân Syria. Khi những cánh cửa nhà tù được mở toang, nhiều gia đình đã được đoàn tụ với những người thân yêu - những người từng biệt tích trong các ngục tối tra tấn của chế độ Assad. Trong số hơn 5 triệu người tị nạn Syria phải ly hương vì chiến tranh, giờ đây nhiều người đang nuôi hy vọng được trở về mái nhà xưa - nơi họ tưởng chừng sẽ mãi mãi chỉ còn trong ký ức.

Tuy nhiên, tương lai đất nước sẽ phụ thuộc vào động thái của HTS. Tổ chức này đang cố gắng định vị mình như một lực lượng thánh chiến đã được cải tổ, với thủ lĩnh Abu Mohammad al-Jolani - người từng có quá khứ gắn bó với ISIS và al-Qaeda - giờ đây đang tự hoàn thiện mình trong vai trò một chính khách. Ông đã cam kết sẽ đối xử tôn trọng với các cộng đồng thiểu số như Kitô giáo và người Kurd của Syria, thậm chí cả với cộng đồng Alawi - nơi xuất thân của gia tộc Assad. Dẫu vậy, nỗi lo ngại vẫn còn đó - liệu những người Hồi giáo cực đoan có kích động báo thù hay áp đặt một chế độ độc tài tôn giáo mới hay không.

Trong thời điểm hiện tại, HTS đã thể hiện thiện chí khi cam kết bảo vệ các thể chế nhà nước, cho thấy họ mong muốn một cuộc chuyển giao quyền lực trật tự và ổn định. Syria đang đứng trước ngã ba đường: một là nguy cơ nội chiến tái bùng phát, kéo đất nước vào vết xe đổ của Yemen và Libya - những quốc gia đã hoàn toàn sụp đổ và không thể hồi sinh; hai là cơ hội để hàn gắn vết thương và đón hàng triệu người con xa xứ trở về từ khắp nơi trên thế giới.

Để nắm bắt cơ hội kiến tạo một Syria tươi sáng hơn, những quốc gia có tầm ảnh hưởng với Jolani - đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và có lẽ cả Qatar - cần phải thuyết phục ông giao quyền điều hành đất nước cho một chính quyền dân sự, một chính quyền có thể phản ánh được bức tranh đa sắc tộc, đa tôn giáo của Syria. Chỉ khi đó, các chính phủ Ả Rập và phương Tây - vốn vẫn xem HTS là tổ chức khủng bố - mới có thể cân nhắc hợp tác với chính quyền mới.

Thế giới đã nhiều lần quay lưng với Syria, ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất khi Assad sử dụng vũ khí hóa học tàn sát chính người dân của mình. Giờ đây, cộng đồng quốc tế có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm và giúp đất nước nghìn năm văn hiến này hồi sinh từ đống tro tàn chiến tranh.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ