USD/CAD bật trở lại sau khi chạm mốc 1.3600 trong phiên Mỹ hôm thứ Ba hậu công bố dữ liệu CPI tháng 7 của Canada. Dù vậy, điều này là chẳng thấm vào đâu khi triển vọng tăng của cặp tiền này ngày càng mờ mịt sau pha xuyên thủng nhiều hỗ trợ kỹ thuật quan trọng.
GBP/JPY giảm chạm mức thấp 188.23 trước khi bật trở lại giao dịch quanh 189.40 vào đầu phiên Âu chiều thứ Hai. Sự phục hồi của GDP Q2 Nhật Bản củng cố lập luận cho một đợt tăng lãi suất mới của BoJ. Dữ liệu doanh số bán lẻ tích cực của Anh đã hạ kỳ vọng về việc BoE cắt giảm lãi suất. Chỉ số PMI Sản xuất sơ bộ tháng 8 của Anh và CPI toàn quốc tháng 7 của Nhật Bản sẽ là điểm nhấn trong tuần này.
GBP/USD lấy lại đà tăng tích cực và giao dịch quanh mức 1.2850 vào sáng thứ Năm tại châu Âu. Dữ liệu từ Vương quốc Anh cho thấy GDP tăng trưởng ở mức 0.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2 như dự kiến, giúp đồng Bảng Anh duy trì sức mạnh so với các đồng tiền khác.
Chỉ số PPI của Hoa Kỳ đã giảm nhẹ vào tháng 7. Cả lạm phát toàn phần (0.1% m/m và 2.2% y/y) và lạm phát cơ bản (0.0% m/m và 2.4% y/y) đều thấp hơn kỳ vọng. Giá hàng hóa tăng 0.6% m/m, trong khi giá dịch vụ giảm 0.2% m/m. Điều này cho thấy các công ty bán lẻ đang mất đi khả năng định giá và đang giảm giá mạnh hơn, điều này đã được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều công ty.
Fed đã giữ nguyên lãi suất qua đêm ở mức 5.25%-5.50% sau cuộc họp chính sách ngày 30-31/7. Tuy nhiên, Fed cũng báo hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu sớm nhất vào cuộc họp ngày 17-18/9. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu từ nay đến lúc đó.
GBP/USD dao động nhẹ trên mức 1.2750 trong phiên Âu vào thứ Hai. Căng thẳng địa chính trị leo thang khiến các nhà đầu tư e ngại các tài sản nhạy cảm với rủi ro. Triển vọng kỹ thuật của cặp tiền vẫn chưa cho thấy động lực rõ ràng của đà phục hồi.
Vàng tiếp tục tăng giá khi lo ngại gia tăng về việc leo thang xung đột tại Gaza và kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là tâm điểm, trong tuần này có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất. Kim loại quý này hiện đã tăng khoảng 75 USD/ounce chỉ trong vòng ba phiên, kể từ sau đợt bán tháo cực mạnh đầu tuần trước.
Không có gì ngạc nhiên khi sự biến động đã quay trở lại một cách mạnh mẽ và nếu các chiến lược thị trường điển hình của 30 năm qua vẫn tiếp tục có hiệu quả, thì những gì chúng ta thấy về giao dịch carry trade đồng Yên cho đến thời điểm này có thể chỉ là sự khởi đầu.
USD/CAD giằng co quanh mức 1.3735 trước thềm công bố báo cáo việc làm của Canada với dự kiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng trong tháng 7. Điều này có thể thúc đẩy thêm các đợt cắt giảm lãi suất từ phía BoC.