Nhà kinh tế học Robert Shiller từng nói rằng giới đầu tư cần những câu chuyện thuyết phục để đưa tiền của họ chảy vào nền kinh tế và thị trường sẽ được dẫn dắt bởi những ‘câu chuyện’ đó. Vậy thì 3 yếu tố đang dẫn dắt thị trường tại thời điểm này là gì? Bài viết dưới đây có trích dẫn nhiều tham khảo từ Mark Haefele - giám đốc đầu tư tại Quỹ quản lý tài sản thế giới UBS.
Có những lý do để lo lắng về đồng bảng Anh như những căng thẳng giữa EU và Anh và những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới các tài sản trú ẩn như đô la Mỹ như sự tăng vọt trong số ca nhiễm Covid-19, sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tâm lý thị trường
Fed đã mở rộng bảng cân đối kế toán của mình hơn 3 nghìn tỷ đô la, lên 7.1 nghìn tỷ đô la trong vòng hơn 3 tháng qua để giúp nền kinh tế và thị trường tín dụng hấp thụ cú sốc phát sinh từ sự bùng phát của coronavirus.
Cú đúp từ việc gia tăng các trường hợp lây nhiễm mới ở Mỹ và căng thẳng thương mại đã khiến TTCK giảm điểm. Nó có lẽ vẫn chưa phải là đòn cuối cùng trong trận chiến giữa “bò” và “gấu”. Nhưng với việc tái cân bằng danh mục được thêm vào sự lo lắng của các nhà đầu tư, rủi ro đang nghiêng về phía dưới ở thời điểm hiện tại. Hoặc cho đến khi Fed xuất hiện trở lại trên “sàn đấu”.
Đà tăng của chứng khoán Mỹ đã chững lại bởi những yếu tố trái ngược như sự gia tăng của số ca nhiễm virus Covid-19 và những nỗ lực của Fed để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số phận của chứng khoán châu Á không có gì khác biệt, báo hiệu một ngày giao dịch ảm đạm.
Kể từ cuối tháng hai, Cục dự trữ liên bang đã can thiệp một cách khủng khiếp để ngăn chặn những hậu quả kinh tế tàn phá của đại dịch. Sau hai lần liên tiếp cắt giảm lãi suất điều hành với tổng 150 điểm cơ bản (giới hạn lãi suất cho vay liên bang mục tiêu đã giảm từ 1.75% xuống 0.25%), chỉ trong ba tháng, tài sản trong bảng cân đối tăng từ 4.16 nghìn tỷ lên đến 7 nghìn tỷ (hơn 70%).
Fed đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và sử dụng hai công cụ mà họ đã áp dụng trong cuộc Đại suy thoái trước đây: Định hướng chính sách (Forward Guidance) và nới lỏng định lượng (QE). Ngoài ra, các quan chức Fed hiện đang nói về việc kiểm soát đường cong lợi suất, đôi khi được gọi là giới hạn lợi suất.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không tự phát triển theo quy luật cung cầu tự nhiên khi Fed không ngừng hỗ trợ cho nền kinh tế, đồng nghĩa với việc sẽ không có thập kỷ mất mát nào cho Mỹ.
Tại cuộc họp báo sau buổi họp với FOMC, Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý rằng cuộc họp đã thảo luận về việc kiểm soát đường cong lợi suất bên cạnh định hướng thị trường tiền tệ và kế hoạch mua tài sản.