Những biến động mạnh trên thị trường trái phiếu tuần này làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, nhà ở, ngân hàng và thậm chí là cả tính bền vững tài chính của chính phủ Hoa Kỳ.
Tại Goldman Sachs, các chiến lược gia cho rằng JPY có thể giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ năm 1990. Những lời bàn tán về ngang giá đang rình rập EUR. Và trên khắp Phố Wall, các nhà đầu cơ lại đổ xô mua USD sau khi bị hớ trước đà tăng khủng khiếp của đồng tiền.
Đà giảm của trái phiếu chính phủ dài hạn đang bắt đầu ngang bằng với một số thời điểm thị trường rơi vào những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Khi thị trường tài chính toàn cầu vật lộn với khả năng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chạm mức 5%, các nhà đầu tư đặt ra câu hỏi: Điều này có thể tệ hơn đến mức nào ?
Theo Barclays, trái phiếu toàn cầu chắc chắn sẽ tiếp tục giảm trừ khi sự sụt giảm kéo dài trên thị trường chứng khoán làm hồi sinh sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu.
Theo các chiến lược gia, vụ phế truất lịch sử của đảng Cộng hòa Kevin McCarthy khỏi chức Chủ tịch Hạ viện có khả năng làm tăng nguy cơ hạ xếp hạng chính phủ Hoa Kỳ và khiến thị trường thêm hỗn loạn.
Rạn nứt trên thị trường tài chính hiện nay không thuộc kiểu điển hình, khi loại tài sản này hay loại tài sản khác tụt dốc và bị thế chỗ. Thay vào đó, đây giống như một sự phá vỡ trong một câu chuyện có tác động lan rộng. Câu chuyện được đề cập là viễn cảnh Fed giữ lãi suất ở mức thấp và mọi người ở Phố Wall đều được hưởng thành quả.
Theo một số tên tuổi lớn nhất của Phố Wall, trái phiếu đang giảm quá mức nếu chỉ nhìn vào dữ liệu kinh tế gần đây và chính sách của Fed, nhưng thay vào đó, bị thúc đẩy bởi lo ngại về thâm hụt ngày càng lớn của Mỹ.
Khi trái phiếu chính phủ Mỹ trải qua đợt bán tháo tồi tệ nhất trong một năm, một quan chức cho biết yếu tố để ngăn chặn tình trạng này sẽ là việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hành động mạnh mẽ để bảo vệ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình.