Thị trường hàng hóa hạ nhiệt, nỗi lo lạm phát lắng dịu

Thị trường hàng hóa hạ nhiệt, nỗi lo lạm phát lắng dịu

12:03 16/06/2021

Giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường hàng hóa nông nghiệp, vật liệu xây dựng và kim loại từ bắp cho đến gỗ xẻ đang lập đỉnh trong ngắn hạn, giúp giới đầu tư gạt bỏ phần nào nỗi lo lạm phát.

Khách hàng mua gỗ xẻ ở một siêu thị vật liệu xây dựng của Home Depot ở Doral, bang Florida, Mỹ.
Khách hàng mua gỗ xẻ ở một siêu thị vật liệu xây dựng của Home Depot ở Doral, bang Florida, Mỹ.

Gỗ xẻ là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy thị trường hàng hóa đang hạ nhiệt. Trong năm qua, giá gỗ xẻ tại Mỹ tăng vọt do những người dân bị kẹt ở nhà rót riền sửa sang nhà cửa, cũng như nhu cầu xây nhà mới ở các vùng ngoại ô.

Hồi đầu tháng 5, giá gỗ xẻ tương lai trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) chạm mức kỷ lục 1.711 đô la Mỹ /1.000 bd ft (board foot, đơn vị đo thể tích gỗ xẻ tương đương một tấm ván dài 1 foot (30,5 cm), rộng 1 foot và dày 1 inch (2,54 cm)), mức giá này cao hơn 370% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, hiện nay, giá gỗ xẻ đã giảm mạnh 40% so với mức đỉnh được thiết lập trong tháng trước. Cơn bùng nổ trên thị trường nhà ở của Mỹ cũng đã dịu lại với chỉ số đo lường kế hoạch mua nhà của người dân Mỹ giảm vào tháng trước.

Dù nhiều người dân Mỹ có thể tiếp tục muốn xây dựng những ngôi nhà ở những khu vực cách xa các thành phố lớn nhưng cũng có nhiều người khác sẽ quay trở lại các trung tâm đô thị khi đại dịch Covid-19 lắng xuống. Trong khi đó, mức giá đắt đỏ của vật liệu xây dựng cũng sẽ khiến nhiều người trì hoãn kế hoạch tu sửa hay xây dựng nhà mới. Một báo cáo của Ngân hàng Bank of America cho biết, chỉ trong vòng một năm, chi phí xây dựng nhà mới ở Mỹ bị đội thêm 34.000 đô la.

Trên thị trường kim loại, giá đồng cũng đã rời khỏi mức cao nhất trong lịch sử, hơn 10.747 đô la/tấn được thiết lập hồi đầu tháng 5  và hiện giao dịch ở mức giá dưới 10.000 đô la/tấn. Giá chuẩn của các hợp đồng thép cuộn cán nóng tương lai ở Mỹ đang giao dịch ổn định trở lại kể từ khi đạt mức giá cao nhất trong lịch sử hồi tháng trước.

Thị trường hàng hóa nông nghiệp chứng kiến giá bắp và giá đậu nành tăng phi mã trong năm nay do nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc và các lo ngại về nguồn cung, đặc biệt là khi Brazil, một cường quốc nông nghiệp, đối mặt với đợt hán hạn nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua. Tuy nhiên, giá bắp tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã giảm trong những tuần gần đây, chỉ còn 6,57 đô la/bushel (tương đương 25,4 kg), so với mức đỉnh trong 9 năm, hơn 7 đô la/bushel được thiết lập hồi đầu tháng 5.

Tương tự, các hợp đồng đậu nành tương lai đã lùi về dưới 14,7 đô la/bushel (tương đương 27,2kg) so với mức đỉnh trong 9 năm, hơn 16 đô la/bushel trong tháng trước. Giá hai mặt hàng nông nghiệp quan trọng này giảm nhờ nguồn cung hứa hẹn cải thiện, đặc biệt sau khi Cục Khí tượng Mỹ dự báo lượng mưa ở các bang nông nghiệp thuộc vùng Trung Tây sẽ cao hơn mức bình thường trong nửa tháng tới, tạo thuận lợi cho sự phát triển các cánh đồng bắp và đậu nành. Ukraine dự kiến thu hoạch vụ bắp lớn hơn trong năm 2021, trong khi đó, Argentina cũng nâng dự báo sản lượng bắp trong năm nay.

Nhu cầu bùng nổ cộng với sự lạc quan về đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã đẩy giá các nguyên vật liệu thô đồng loạt tăng mạnh trong năm nay, làm dấy lên nỗi lo lạm phát. Tuy nhiên mức hạ nhiệt giá cả ở một số hàng hóa nguyên liệu đầu vào trong thời gian gần đây không có nghĩa các con số lạm phát tăng mạnh là một tín hiệu giả.

Vẫn còn nhiều khu vực của nền kinh tế chứng kiến nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu mạnh mẽ khiến giá cả vẫn duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua. Nhưng đối với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các Ngân hàng Trung ương khác ở phương Tây, những tín hiệu gần nhất của thị trường hàng hóa sẽ thuyết phục họ tiếp tục kiên nhẫn trước khi ra quyết định liệu có thu hẹp các chính sách nới lỏng tiền tệ hay không và khi nào sẽ làm điều đó.

Thị trường chứng khoán Mỹ dường như không quá bận tâm đến nguy cơ lạm phát tăng cao khi chỉ số S&P 500 lập đỉnh mới vào tuần trước.

“Dù các chỉ số lạm phát đang cao, sức ép đã bắt đầu hạ nhiệt và giới đầu tư cho rằng Fed đã hành động đúng khi duy trì các chính sách nới lỏng định lượng”, Tom Essaye, người sáng lập Công ty Sevens Report Research, nói.

“Chúng ta đang chứng kiến giá cả của rất nhiều hàng hóa đang tạo đỉnh trong ngắn hạn và dòng tiền đang thoát ra. Đó là một dấu hiệu cho thấy nguồn cung hàng hóa sẽ dồi dào hơn trong thời gian tới”, Art Hogan, Giám đốc chiến lược của Công ty National Securities, nhận định.

Link gốc tại đây.

Thesaigontimes tổng hợp theo Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ