Thị trường hàng hóa toàn cầu nóng trở lại - Tín hiệu của siêu chu kỳ mới hay chỉ là cú sốc tạm thời?

Thị trường hàng hóa toàn cầu nóng trở lại - Tín hiệu của siêu chu kỳ mới hay chỉ là cú sốc tạm thời?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

22:56 09/03/2022

Các chuyên gia từ Goldman Sachs cho rằng các yếu tố vẫn đang hỗ trợ cho một siêu chu kỳ hàng hóa tiếp theo

Goldman Sachs giữ quan điểm về một siêu chu kỳ hàng hóa sắp tới
Goldman Sachs giữ quan điểm về một siêu chu kỳ hàng hóa sắp tới

10 ngày vừa qua đã chứng kiến biến động lớn nhất của thị trường hàng hóa toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng giá dầu 1973. Tuy nhiên, mọi chuyện lần này đã có những sự khác biệt rất căn bản. Không giống như những năm 1970, cuộc khủng hoảng lần này lấy Châu Âu làm trung tâm thay vì Mỹ và có tác động tới gần như tất cả các loại mặt hàng từ năng lượng, kim loại cho tới lương thực khi Nga vốn là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ.

Những căng thẳng về địa chính trị dự kiến sẽ còn dai dẳng hơn nhiều so với những nứt gãy về mặt địa lý và càng củng cố thêm cho quan điểm của chúng tôi về một siêu chu kỳ hàng hóa tiếp theo. Tình hình hiện tại sẽ buộc các quốc gia Châu Âu phải xem xét tăng cường chi tiêu dành cho năng lượng và quốc phòng trong tương lai. Quá trình này dự kiến sẽ cần phải mất nhiều năm để có thể hoàn thành và do đó cũng sẽ đòi hỏi một lượng nguyên vật liệu đầu vào rất lớn.

Mặc dù chênh lệch cân đối cung cầu dự kiến sẽ càng trầm trọng, rủi ro về sự sụt giảm của nhu cầu vẫn đang phủ bóng lên triển vọng giá cả hàng hóa trong trung hạn. Điều này là bởi khi giá cả hàng hóa tăng lên quá cao sẽ trở thành một cản trở đối với các hoạt động kinh tế khiến nhu cầu chung bị sụt giảm và gây áp lực giảm giá lên hàng hóa. Tuy vậy, trước mắt chúng tôi cho rằng giá cả vẫn chưa chạm tới mức tiêu cực trên. Qua đó, chúng tôi nâng dự báo giá dầu Brent trong năm 2022 từ mức 98 lên 135 USD/thùng và giá đậu tương cũng dự báo sẽ tăng lên mức 18.5 USD/giạ trong năm nay. Đối với vàng, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu đối với kim loại này tới từ các NHTW, nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ đều gia tăng trong năm nay. Trong lần gần nhất nhu cầu của cả 3 nhóm này cùng tăng vào giai đoạn 2010-2011, giá vàng đã tăng tới gần 70%. Chúng tôi hiện nâng dự báo cho giá vàng lên mức 2500 USD/Oz trong năm nay.

Giá cả hàng hóa tính bằng đồng EUR có thể sẽ được chú ý hơn thay vì bằng đồng USD. Châu Âu hiện đang là tâm điểm của sự đứt gãy cung ứng năng lượng. Vào ngày Thứ 6 tuần trước giá dầu đã đóng cửa ở mức 108 EUR/thùng so với mức 90 EUR/thùng vào thời điểm giá dầu đạt đỉnh 147 USD/thùng hồi 2008. Nước Mỹ chịu ảnh hưởng ít hơn Châu Âu từ cú sốc lần này nhờ khả năng khai thác dầu đá phiến và thị trường tiền tệ có thể sẽ bắt đầu phản ánh sự khác biệt này trong thời gian tới.

Bộ phận nghiên cứu hàng hóa Goldman Sachs

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ