Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

07:51 31/03/2025

Các nhà lãnh đạo châu Á đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu. Điều này gây ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ và hưởng lợi từ thương mại tự do.

Trump và chính quyền của ông từ lâu đã nhắm vào Trung Quốc và hiện đã áp mức thuế 20% đối với hàng nhập khẩu từ nền sản xuất lớn nhất thế giới, tái khơi mào cuộc chiến thương mại từ nhiệm kỳ đầu của ông. Lần này, ông còn chỉ đích danh Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ với cáo buộc áp thuế cao đối với hàng Mỹ hoặc duy trì thặng dư thương mại quá lớn – hoặc cả hai.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết vào tháng 3 rằng thuế quan đối ứng dự kiến áp dụng từ ngày 2/4 sẽ nhắm vào “15 nền kinh tế lớn” có quan hệ thương mại đáng kể và rào cản thương mại với Mỹ.


Dù Bessent không nêu cụ thể quốc gia nào, báo cáo của Bloomberg Economics cho thấy có đúng 15 nước chiếm hơn 75% thâm hụt thương mại của Mỹ, trong đó 9 quốc gia thuộc châu Á. Điều đó có nghĩa là các mức thuế đối ứng – dù mang tính toàn cầu – sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế khu vực trị giá 41 nghìn tỷ USD.

Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng trầm trọng hơn

Cùng với Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, châu Á đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch bảo hộ thương mại của Trump kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1. Mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất châu Á, vốn chiếm 6 trong 10 nhà xuất khẩu thép lớn nhất vào Mỹ. Trong khi đó, mức thuế 25% đối với ô tô, được áp dụng vào tuần trước, sẽ làm giảm lợi nhuận của các hãng xe như Hyundai Motor (Hàn Quốc) và Toyota Motor (Nhật Bản).

Việc không miễn trừ thuế cho các đồng minh của Mỹ, cùng với những tuyên bố cứng rắn từ Trump và các quan chức của ông – thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận những tổn thất kinh tế ngắn hạn – đã làm chao đảo thị trường toàn cầu. “Tôi không quan tâm” nếu các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tăng giá để đối phó với mức thuế này, Trump tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với NBC News hôm thứ Bảy.

Nguy cơ đối với mô hình tăng trưởng của châu Á

Việc áp dụng thuế quan đối ứng lần này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu của châu Á sau Thế chiến II, theo Roland Rajah, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Lowy.

“Lần này sẽ rất khác” so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ sau đó, Rajah nhận định từ Sydney. “Những cuộc khủng hoảng trước đây mang tính chu kỳ hoặc tài chính, nhưng lần này là một cú sốc mang tính cấu trúc.”

Các quốc gia gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ sau đại dịch

Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, các mức thuế này – cùng với những biện pháp thuế quan đã công bố trong năm nay – có thể khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực giảm tới 1.3 điểm phần trăm do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp sang Mỹ.

Với mức độ phụ thuộc lớn vào thương mại với Mỹ, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp. Cho đến nay, họ chủ yếu tìm cách xoa dịu Trump bằng cách cử phái đoàn sang Washington, cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ và ca ngợi lợi ích của thương mại tự do. Nhiều công ty cũng đã công bố kế hoạch đầu tư vào Mỹ, bao gồm kế hoạch mở rộng trị giá 21 tỷ USD của Hyundai Motor.

“Các thủ đô trên khắp châu Á – và trên toàn thế giới – đang cố gắng tìm ra điều gì hiệu quả với Trump. Điều gì có tác dụng, điều gì không, và họ có thể đưa ra những gì,” Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội châu Á tại Washington, nhận định. “Các quốc gia châu Á không muốn trả đũa.”

Cutler, người từng có ba thập kỷ làm việc tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, bao gồm cả vai trò Phó đại diện thương mại Mỹ, cho biết các quốc gia có thể ngần ngại đáp trả vì Trump từng đe dọa áp thêm thuế đối với Canada sau khi nước này tuyên bố trả đũa thuế quan của Mỹ.

Phản ứng của châu Á

Theo Bloomberg Economics, “Vì châu Á phụ thuộc nhiều hơn vào tăng trưởng dựa trên xuất khẩu so với các khu vực khác, thuế quan đối ứng có thể gây ra tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính phủ các nước châu Á có xu hướng tìm kiếm sự hợp tác thay vì trả đũa.”

Bên cạnh các mức thuế mới của Mỹ, các nhà kinh tế cũng lo ngại về tác động lan tỏa khi các công ty ngừng tuyển dụng và mở rộng đầu tư tại châu Á. Do đó, các ngân hàng trung ương khu vực có thể sẽ cắt giảm lãi suất mạnh hơn so với thời kỳ chiến tranh thương mại 2018-2019, nhưng điều này vẫn không thể bù đắp hoàn toàn cú sốc đối với tăng trưởng, theo nhóm chuyên gia của Morgan Stanley.

Một số dấu hiệu suy giảm đã xuất hiện. Dữ liệu sản xuất cho thấy số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng 2 tại các nước như Indonesia và Việt Nam – những nước từng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 2018-2019. Trong khi đó, dòng vốn cổ phiếutrái phiếu đổ vào các thị trường mới nổi đã có khởi đầu yếu nhất kể từ năm 2016, theo Bank of America.

Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP đã tăng lên ở nhiều nước trong khu vực

Lãnh đạo châu Á cũng đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ và củng cố nền kinh tế nội địa.

“Nếu chúng ta có chiến lược khôn khéo và linh hoạt, chúng ta có thể vượt qua thử thách này,” Marty Natalegawa, cựu Ngoại trưởng Indonesia, nhận định. “Chúng ta không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ – cần phải đa dạng hóa.”

Tại Trung Quốc, chính phủ đang thúc đẩy tiêu dùng nội địa và Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết mở cửa nền kinh tế cho các công ty toàn cầu, chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Sự xoay trục thân thiện với doanh nghiệp và lạc quan về công nghệ AI đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc bất chấp các mối đe dọa từ Trump.

Hiện châu Á chiếm gần một nửa tổng số hiệp định thương mại ưu đãi trên toàn cầu, bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới.

"Siết chặt, nhưng không bóp nghẹt"

Áp lực từ Trump có thể thúc đẩy các mối liên kết thương mại sâu hơn trong khu vực. Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế đầu tiên sau 6 năm vào ngày 22/3, dù khả năng có một phản ứng phối hợp đối với thuế quan của Trump vẫn còn xa vời.

Theo Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings, trọng tâm gia tăng vào nhu cầu nội địa và thương mại nội khối có thể giúp khu vực tránh được tác động tồi tệ nhất từ thuế quan của Trump. “Thuế quan sẽ siết chặt nhưng không bóp nghẹt tăng trưởng,” ông nhận địng.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ

Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.
Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Á đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu. Điều này gây ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ và hưởng lợi từ thương mại tự do.
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine

Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông đang "vô cùng tức giận" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vì kéo dài các cuộc đàm phán ngừng bắn với Ukraine, đồng thời ông đe dọa sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với những quốc gia mua dầu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ