Đà giảm của thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ đã tạm chững lại, khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang các phiên đấu giá trái phiếu sắp tới và báo cáo lạm phát quan trọng, nhằm tìm kiếm manh mối về những bước đi tiếp theo của Fed.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, dữ liệu mới được công bố vào thứ Ba (08/10) cho thấy, người tiêu dùng Anh đang phải đối mặt với áp lực khi lạm phát ngành thực phẩm tiếp tục leo thang.
Thị trường chứng khoán châu Âu lao dốc xuống mức thấp nhất hai tuần qua vào thứ Ba (08/10). Nguyên nhân chính được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh chưa công bố chi tiết cụ thể về các biện pháp kích cầu đã khiến các ngành như khai khoáng và hàng hiệu, vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, "chìm nghỉm".
Thị trường vàng thế giới đang chịu sức ép từ dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực và USD mạnh lên, nhưng được hỗ trợ bởi nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn do bất ổn địa chính trị. Trong khi đó, giá vàng SJC trong nước vẫn duy trì xu hướng tăng, phản ánh nhu cầu đầu tư nội địa.
Alberto Musalem, chủ tịch Fed tại St. Louis, cho biết ông ủng hộ thêm các đợt cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế đang tiến triển theo hướng tích cực. Đồng thời, ông lưu ý rằng Fed cần thận trọng và không nên quá tay trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá dầu đã tăng hơn 3% vào thứ Hai, với giá dầu Brent lần đầu tiên vượt mức 80 USD/thùng kể từ tháng 8, do rủi ro gia tăng về cuộc chiến tại Trung Đông khiến các nhà đầu tư phải thoát các vị thế bán.
Kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai, ba chỉ số chính của Phố Wall giảm 1%. Cùng lúc đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng. Thị trường giảm kỳ vọng vào khả năng Fed hạ lãi suất và đổ dồn sự chú ý vào tác động của xung đột Trung Đông đối với giá dầu.
Theo kết quả các cuộc khảo sát hôm thứ Ba, người tiêu dùng Anh đã gia tăng chi tiêu tương đối so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những lo ngại từ ngành bán lẻ về việc tăng thuế sắp tới của Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves và nguy cơ hóa đơn năng lượng hộ gia đình tăng cao.
Theo một khảo sát công bố hôm thứ Ba, các doanh nghiệp Anh trở nên bi quan hơn về tương lai kinh tế của đất nước, chủ yếu do lo ngại về những thay đổi về chính sách thuế trong ngân sách mùa thu sắp tới từ chính phủ Đảng Lao động và tình hình xung đột ở Trung Đông, khiến tâm lý chung của thị trường trở nên bi quan.
BoJ cho biết việc tăng lương đã giúp thúc đẩy tiêu dùng và khuyến khích nhiều công ty ở các vùng khác nhau điều chỉnh giá cả để bù đắp cho chi phí lao động cao hơn, điều này cho thấy nền kinh tế đang có triển vọng để đáp ứng các điều kiện cần thiết cho việc tăng lãi suất trong tương lai.