Tình hình tại Trung Quốc làm gia tăng lo ngại lạm phát toàn cầu

Tình hình tại Trung Quốc làm gia tăng lo ngại lạm phát toàn cầu

09:49 10/06/2021

Phải chăng giá cả xuất khẩu của Trung Quốc đang ngày một tăng cao?

Trung Quốc đã khiến lo ngại lạm phát toàn cầu ngày một tăng cao!
Trung Quốc đã khiến lo ngại lạm phát toàn cầu ngày một tăng cao!

Giám đốc kinh doanh quốc tế của một công ty sản xuất xe nâng hàng của Trung Quốc, vừa gửi bức thư thứ hai trong năm cho khách hàng để giải thích về việc công ty này tăng giá sản phẩm. “Các đối tác cũng cần phải chia sẻ gánh nặng khi giá tăng, chúng tôi không thể gánh chịu một mình" - Ông nói. "Thế giới bây giờ thật điên rồ". Mặc dù đây không phải là thuật ngữ kinh tế học chuẩn, nhưng cụm từ "điên rồ" có thể mô tả chính xác các biến động giá hiện đang diễn ra khắp các thị trường toàn cầu. Lạm phát ở Mỹ đang tăng nhanh nhất kể từ năm 2008. Giá năng lượng và hàng hóa cũng đã tăng vọt. Và như ông Zhu có thể chứng thực, các nhà đầu tư và chủ công ty đang lo lắng rằng Trung Quốc - công xưởng của thế giới, đang bắt đầu khiến lạm phát lây lan xa hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy lý do tại sao mọi người lại đều đang lo lắng. Vào ngày 9 tháng 6, Trung Quốc báo cáo rằng giá xuất xưởng đã tăng với tốc độ 9% hàng năm trong tháng 5 - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Điều đó, cùng với chi phí vận chuyển tăng cao và đồng nhân dân tệ mạnh hơn, có thể sẽ đẩy giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, từ điện thoại đến giá đệm. Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 4 đã cao hơn 2.1% so với một năm trước đó - mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2012.

Tuy nhiên nguy cơ lạm phát lây lan do xuất khẩu Trung Quốc có thể bị cường điệu hoá. Trung Quốc chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến đà tăng của giá cả hàng hoá. Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ được dẫn dắt bởi đầu tư nhà cửa và cơ sở hạ tầng đã đẩy giá thép lên cao. Để đáp ứng các mục tiêu xanh, chính phủ đã hạn chế hoạt động sản xuất than và thép. Các quan chức cũng đã tuyên bố sẽ trấn áp việc "đầu cơ quá mức" đối với hợp đồng tương lai hàng hóa trong nước. Những động thái này đang thúc đẩy đà tăng của giá cả.

Thay vào đó, phần lớn các áp lực giá đã phản ánh hậu quả do Covid-19 để lại. Nhu cầu toàn cầu về hàng tiêu dùng - những thứ bạn có thể mua sắm trực tuyến khi ở nhà - đã tăng vọt trong năm qua. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng khoảng 20% ​​so với xu hướng trước đại dịch và các nhà máy đã phải vật lộn để đáp ứng các đơn đặt hàng. Sự gián đoạn đối với nguồn cung hàng hóa toàn cầu, chẳng hạn như lệnh phong toả - ảnh hưởng tới hoạt động khai thác đồng ở Chile và Peru, cũng đã đẩy giá lên cao.

Thay vì lan truyền cú shock giá cả này, các công ty Trung Quốc lại "hấp thụ" phần lớn. So với cuối năm 2019, trước khi Covid-19 hoành hành thế giới, giá xuất xưởng ở Trung Quốc đã tăng gần 6%. Tuy nhiên, một chỉ số đo lường chi phí hàng tiêu dùng sản xuất ở Trung Quốc chỉ tăng 0.6%. Các công ty đã phải chịu biên lợi nhuận nhỏ hơn. Không có gì ngạc nhiên khi hiện giờ, ông Zhu muốn chia sẻ một phần thiệt thòi với khách hàng.

Hơn nữa, môi trường chính sách ở Trung Quốc và Mỹ rất khác nhau. Không giống như chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Họ đã bắt đầu giảm bớt các biện pháp hỗ trợ của mình. Đây có thể là một yếu tố dẫn đến sự phân kỳ trong quỹ đạo lạm phát của hai quốc gia. Tại Mỹ, giá tiêu dùng lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4 - mức cao nhất kể từ năm 1992. Ở Trung Quốc, chỉ số lạm phát lõi chỉ tăng 0.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5. (Ngân hàng trung ương cũng nên cảm ơn việc nông dân đã giúp dập tắt lạm phát. Sự phục hồi của hoạt động chăn nuôi lơn sau khi bùng phát Dịch tả lợn Châu Phi đã khiến giá thịt lợn giảm gần một phần tư so với năm ngoái.)

Nhìn xa hơn, một số nhà phân tích cho rằng dân số già của Trung Quốc sẽ biến nước này thành một "ổ" lạm phát. Vào đầu những năm 2000, mức lương thấp ở Trung Quốc đã khiến hàng tiêu dùng trên khắp thế giới rẻ hơn. Điều đó cho thấy, nguồn cung lao động bị thu hẹp và mức lương tăng ở Trung Quốc sẽ có tác động ngược lại. Tuy nhiên, điều này không quá rõ ràng. Ngành sản xuất cấp thấp đã dần dịch chuyển sang những nơi rẻ hơn như Việt Nam và Bangladesh. Sự gia tăng nhanh chóng của tự động hóa ở Trung Quốc cũng đã giúp kiềm chế giá cả.

Tuy nhiên, hiện tại, câu hỏi cấp bách là liệu lạm phát giá đầu vào của Trung Quốc sẽ tạm thời hay kéo dài. Câu trả lời nằm bên ngoài Trung Quốc. Khi việc triển khai vắc-xin đạt được tiến độ mục tiêu và cuộc sống ở Mỹ và châu Âu bình thường trở lại, không chỉ cho hàng hóa mua trực tuyến, mọi người có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống. Điều đó sẽ giảm bớt áp lực lên hàng hóa hay nói rộng hơn là lên các nhà máy của Trung Quốc.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan

Trong khi làn sóng lạc quan tràn ngập các thị trường tài chính toàn cầu sau động thái bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump — tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan mà ông đã châm ngòi — thì Trung Quốc lại phản ứng một cách đầy dè dặt. Nếu phần lớn các nền kinh tế châu Á ăn mừng với mức tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì thị trường đại lục lại chỉ nhích nhẹ, bất chấp nỗ lực can thiệp rõ ràng từ Bắc Kinh.
Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau nhiều năm hưởng lợi với vai trò là các trung tâm sản xuất chi phí thấp phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng áp thuế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan

Chính sách tăng thuế quan đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã tạo ra hiệu ứng tích cực đến mức Goldman Sachs buộc phải rút lại các dự báo về suy thoái kinh tế trước đó. Tuyên bố này đã kích hoạt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán và gây áp lực đáng kể cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán khống.