Toàn cảnh thị trường: Chứng khoán châu Á "dè dặt" khi USD/JPY giảm dưới 150

Toàn cảnh thị trường: Chứng khoán châu Á "dè dặt" khi USD/JPY giảm dưới 150

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:45 21/02/2025

Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến thận trọng trong biên độ hẹp, phản ứng trước đà suy giảm của thị trường Mỹ từ vùng đỉnh lịch sử. Nguyên nhân chủ yếu đến từ triển vọng kinh doanh không như kỳ vọng của Walmart - nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô. USD/JPY tiếp tục xu hướng giảm, dưới ngưỡng tâm lý 150.

Chỉ số ASX 200 của Úc ghi nhận mức tăng nhẹ, trong khi thị trường Nhật Bản chịu áp lực điều chỉnh do tác động từ đồng Yên mạnh. Hợp đồng tương lai chỉ số Hang Seng phát tín hiệu khởi sắc trước giờ mở cửa, được hỗ trợ bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, đặc biệt sau khi Alibaba Group Holding công bố tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất trong 12 tháng qua.

Giới đầu tư khu vực đang tập trung theo dõi khả năng hồi phục của thị trường chứng khoán Trung Quốc sau phiên giảm điểm ngày thứ Năm. Đáng chú ý, chứng khoán châu Á đã tăng trưởng 2.5% từ đầu tháng, vượt trội so với chỉ số cổ phiếu toàn cầu, được thúc đẩy bởi làn sóng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhờ kỳ vọng về tiềm năng của DeepSeek AI của Trung Quốc.

Chris Weston, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone Group (Melbourne) phân tích: "Thị trường đang chứng kiến xu hướng 'rút khỏi tài sản rủi ro Mỹ', trong khi các nhà giao dịch đang bị thu hút bởi động lực tăng trưởng tại thị trường Trung Quốc và Hong Kong." Ông nhấn mạnh rằng kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của Alibaba "hoàn toàn chứng minh tính hợp lý của làn sóng dịch chuyển vốn gần đây từ các vị thế tập trung vào công nghệ Mỹ sang danh mục đầu tư AI tại Trung Quốc."

Chứng khoán châu Á tăng tháng này

USD/JPY tiếp tục xu hướng giảm xuống ngưỡng hỗ trợ quan trọng 150 vào cuối phiên thứ Năm, đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 do kỳ vọng gia tăng về việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ sớm điều chỉnh chính sách tiền tệ. Theo số liệu từ Bloomberg, thị trường hiện định giá xác suất khoảng 84% cho khả năng BoJ tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 7, tăng đáng kể so với mức 70% đầu tháng.

Số liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại Nhật Bản tăng mạnh hơn dự báo. Chỉ số CPI, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, tăng 3.2% so với cùng kỳ trong tháng 1, mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2023 theo báo cáo từ Bộ Nội vụ. Tỷ giá USD/JPY duy trì ổn định quanh 149.84 trong phiên giao dịch thứ Sáu.

Carol Kong, chiến lược gia tại Commonwealth Bank of Australia, nhận định: "Số liệu CPI, kết hợp với GDP quý 4 và dữ liệu lương tháng 12 gần đây, đã củng cố kỳ vọng thị trường về việc BoJ sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. Tỷ giá USD/JPY có khả năng đạt mục tiêu 149 của chúng tôi cho cuối tháng 3 sớm hơn dự kiến."

Chỉ số S&P 500 suy giảm 0.4% trong phiên thứ Năm sau khi Walmart - nhà bán lẻ đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sau mùa lễ hội - ghi nhận mức giảm đáng kể. Giám đốc tài chính của tập đoàn bày tỏ quan ngại về "những bất định liên quan đến hành vi tiêu dùng cũng như điều kiện kinh tế và địa chính trị toàn cầu." Diễn biến này diễn ra chỉ vài ngày sau khi số liệu bán lẻ phản ánh xu hướng thắt chặt chi tiêu đột ngột của người tiêu dùng. Đồng thời, sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tạo áp lực lên thị trường, với cổ phiếu JPMorgan Chase và Goldman Sachs Group đều giảm trên 3,8%.

Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì ổn định trong phiên giao dịch đầu ngày tại châu Á, sau khi lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 4.51% tại New York. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết kế hoạch tăng tỷ trọng trái phiếu dài hạn trong cơ cấu nợ chính phủ có thể sẽ chưa thực hiện trong thời gian tới, do những rào cản hiện tại như lạm phát cao và chương trình thắt chặt định lượng (QT) của Fed.

Về thị trường hàng hóa, giá dầu đang hướng tới mức tăng tuần mạnh nhất kể từ đầu tháng 1 do lo ngại về nguồn cung. Trong khi đó, giá vàng duy trì ổn định sau khi thiết lập mức kỷ lục mới.

Các sự kiện chính trong tuần:

  • Chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ HCOB khu vực Eurozone, thứ Sáu
  • Chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ S&P Global Mỹ, doanh số nhà hiện hữu, chỉ số tâm lý tiêu dùng, thứ Sáu

Một số biến động chính trên thị trường:

Cổ phiếu

  • Hợp đồng tương lai S&P 500 gần như không đổi tại thời điểm 7:34 sáng giờ Việt Nam
  • Hợp đồng tương lai Hang Seng tăng 2%
  • Chỉ số Topix Nhật Bản gần như không đổi
  • Số liệu S&P/ASX 200 Australia tăng 0.1%
  • Hợp đồng tương lai Euro Stoxx 50 gần như không đổi

Tiền tệ

  • Chỉ số Bloomberg Dollar Spotgần như không đổi
  • EUR/USD gần như đi ngang ở 1.0494
  • USD/JPY tăng 0.2% lên 149.88
  • USD/CNY tăng 0.1% lên 7.2437

Tiền điện tử

  • Bitcoin tăng 0.3% lên 98,388.15 USD
  • Ether tăng 0.5% lên 2,742.35 USD

Trái phiếu

  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh ngưỡng 4.51%
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 10 năm gần như không đổi ở mức 4.53%

Hàng hóa

  • Dầu thô WTI tăng 0.3% lên 72.68 USD/thùng
  • Giá vàng giao ngay gần như không đổi

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ