Trọng tâm chính của thị trường tuần này sẽ nằm ở đâu?

Trọng tâm chính của thị trường tuần này sẽ nằm ở đâu?

12:13 05/10/2020

USD và chỉ số S&P 500 sẽ vẫn là thước đo rủi ro chính trong bối cảnh diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ và khi các nhà làm luật tiếp tục gặp bế tắc trong đàm phán gói cứu trợ mới. Dưới đây là những yếu tố dẫn dắt chính cho thị trường tuần này:

  • Còn 29 ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11, bất kỳ báo cáo nào về sức khỏe của ông Trump hoặc sự lây nhiễm virus giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng hòa cũng có thể tạo ra những biến động lớn cho thị trường. Các kỳ vọng rằng Tổng thống Mỹ có thể sẽ được xuất viện ngay sau thứ Hai đã thúc đẩy cho hợp đồng tương lai chỉ số S&P và khiến USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á sáng ngày hôm nay. Ông Mitch McConnell cho biết, Thượng viện sẽ bắt đầu các cuộc điều trần để xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành thẩm phán mới của Tòa án tối cao.
  • Giọng điệu xung quanh các cuộc đàm phán về gói kích thích mới trở nên tích cực hơn sau báo cáo việc làm đáng thất vọng hôm thứ Sáu cho thấy nỗ lực phá vỡ sự bế tắc. Chủ tịch Hạ viện Pelosi gợi ý rằng chẩn đoán COVID-19 của Trump có thể thay đổi tình hình của các cuộc đàm phán đang diễn ra trong khi McConnell nói rằng các cuộc đàm phán đã "tăng tốc". Tổng thống Trump đã thúc giục cho một vòng viện trợ khác vào thứ Bảy, với dòng tweet được đăng tải khi ông ở trong bệnh viện Walter Reed: "Hãy hoàn thành gói cứu trợ mới".
  • Cuộc thăm dò mới nhất của WSJ/NBC News cho thấy rằng Biden đang dẫn trước Trump 14 điểm phần trăm, các nhà đầu tư có thể bắt đầu tập trung hơn vào viễn cảnh một chiến thắng của Đảng Dân chủ sẽ có ý nghĩa gì đối với thị trường. Các quan điểm nhìn nhận vẫn chưa thống nhất, một số nhà phân tích hướng trọng tâm tới tiềm năng kích thích nhiều hơn vào năm 2021 trong khi những người khác bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp lên 28% của Biden.
  • Đồng Bảng Anh vẫn rất dễ tổn thương khi các cuộc đàm phán thương mại Brexit bước vào giai đoạn “nước rút”. Thủ tướng Johnson và quan chức von der Leyen của EU trong ngày thứ Bảy tuần trước đã cam kết để đạt được một thỏa thuận và Johnson nói với tờ The Telegraph rằng ông “khá lạc quan”, nhưng những bất đồng quan trọng vẫn còn tồn tại. Những diễn biến bất ngờ có thể sẽ khiến GBP/USD thoát ra khỏi biên độ giao  dịch gần đây 1.268/1.298.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ