USD/JPY tăng vọt sau khi các quốc gia G7 từ chối can thiệp vào thị trường ngoại hối!

USD/JPY tăng vọt sau khi các quốc gia G7 từ chối can thiệp vào thị trường ngoại hối!

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

16:44 17/10/2022

Trong khi các quốc gia G7 chú ý tới tác động từ đồng Dollar mạnh, Nhật Bản có thể sẽ phải hành động một mình để kìm hãm tỷ giá USD/JPY.

USD/JPY tăng vọt sau khi các quốc gia G7 từ chối can thiệp vào thị trường ngoại hối!
USD/JPY tăng vọt sau khi các quốc gia G7 từ chối can thiệp vào thị trường ngoại hối!

Đồng yên tiếp tục lao dốc trước Dollar sau cuộc họp G7 tuần trước. Sức mạnh vượt trội của đồng bạc xanh đã được thảo luận nhưng không đề cập đến một sự can thiệp, và Nhật Bản sẽ phải can thiệp một mình.

Sự sụt giảm của đồng yên xảy ra sau động thái “carry trade” trên thị trường (một quá trình tìm cách thu lợi từ việc vay các đồng tiền có lợi suất thấp hơn như đồng yên để đầu tư vào các đồng tiền có lợi suất cao hơn như đồng đô la). Miễn là Fed tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ và BoJ tiếp tục áp trần lãi suất thì sự mất cân bằng sẽ tiếp tục tồn tại. Liên quan đến việc thay đổi lập trường chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa, ông Wakatabe của BOJ đã đề cập vào tuần trước rằng Ngân hàng muốn thấy lạm phát ổn định ở mức 2% trong dài hạn trước khi nghĩ đến việc thay đổi lập trường chính sách. Dữ liệu lạm phát sắp tới của Nhật Bản vào thứ Sáu sẽ cung cấp một dấu hiệu rõ ràng hơn về việc liệu mục tiêu 2% có đang đi đúng hướng hay không.



PHÂN TÍCH KỸ THUẬT USD/JPY

Vòng can thiệp ngoại hối đầu tiên của Nhật Bản trong thế kỷ 21 diễn ra vào ngày 22/9 và mặc dù tỷ giá đã được kìm hãm, nhưng động thái này kéo dài không lâu. Vào tháng 10, cặp tiền đã xuyên thủng đỉnh ngày 22/9 và tiếp tục cao hơn. Sự gia tăng mạnh trong ngày thứ Sáu hướng về mốc 149 khiến nhiều người tự hỏi liệu giai đoạn can thiệp tiếp theo có sắp xảy ra hay không. Nhật Bản đã tuyên bố rằng các động thái một chiều không ổn định là vấn đề nhưng chắc chắn sẽ có lo ngại về mức chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Mốc 149 vẫn cần phải chú trong trước khi đến với mức tâm lý 150. Tuy nhiên, chỉ báo RSI vẫn nằm trong vùng quá mua, các đợt pullback sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hỗ trợ gần nhất là đỉnh 147.69.

Biểu đồ 4 giờ cho thấy sự hình thành mô hình lá cờ tăng. Tuy nhiên, tỷ giá USD/JPY càng cao thì khả năng can thiệp càng tăng, đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Biểu đồ khung H4 của USD/JPY

Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Lợi suất và Home Depot được chú trọng khi thị trường tìm kiếm hướng đi

Hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch thấp hơn trước giờ mở cửa sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp thử thách độ bền của đợt tăng giá. Home Depot chuẩn bị báo cáo EPS 3.59 USD trên doanh thu 39.1 tỷ USD; triển vọng có thể cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng của người tiêu dùng. Palo Alto Networks sẽ báo cáo sau giờ làm việc; định giá cao làm tăng sự tập trung vào hướng dẫn và tín hiệu nhu cầu.
Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tranh chấp chip giữa Mỹ-Trung đe dọa thỏa thuận đình chiến mong manh - Thị trường cân nhắc gói kích thích của PBoC

Việc hạn chế xuất khẩu chip làm bùng phát căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đe dọa tiến trình mong manh trong các cuộc đàm phán thương mại công nghệ. Bắc Kinh cắt giảm LPR 1 năm và 5 năm xuống còn 3% và 3,5% để thúc đẩy nhu cầu tín dụng trong bối cảnh giảm phát và tiêu dùng yếu. Hang Seng tăng 17.38% YTD khi sự lạc quan về công nghệ bất chấp sự bùng phát của chiến tranh thương mại và những trở ngại kinh tế của Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ