Vàng đang chờ đợi cú hích để phi thẳng lên mốc 2000 USD/ounce.

Vàng đang chờ đợi cú hích để phi thẳng lên mốc 2000 USD/ounce.

00:10 25/04/2020

Vàng tăng giá bởi nó tăng giá!

Mức kháng cự 1800 bị phá vỡ sẽ là tiền đề để Vàng tiến đến mức giá cao nhất lịch sử.

Hãy quên mức 1,800 USD/ounce đi, bởi vàng có thể sẽ hướng tới mốc cao nhất mọi thời đại - gần 2,000 USD/ounce. Nỗi sợ hãi về việc phong tỏa sẽ xô đổ tăng trưởng toàn cầu cùng với đó là niềm tin rằng những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử sẽ kích hoạt làn sóng lạm phát - là một “combo” hoàn hảo cho Vàng với vai trò là tài sản trú ẩn và phòng ngừa lạm phát.

Hậu quả nghiêm trọng của coronavirus đã khiến nhiều nhà dự báo, bao gồm cả tôi, nâng kỳ vọng tăng giá cho kim loại quý này. Trở lại tháng 12, tôi đã từng nói rằng mức 1,800 USD/ounce sẽ là khả thi nếu thị trường bắt đầu phản ánh vào giá kỳ vọng về một cuộc suy thoái – và bây giờ chúng ta đã ở rất gần viễn cảnh đó, với mức giá vào khoảng 1,750 USD/ounce vào thứ năm

Suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ hiện được coi là điều chắc chắn. Một cuộc khảo sát của Bloomberg thu thập ý kiến của hơn 50 nhà kinh tế học về tỷ lệ một cuộc suy thoái sẽ xảy ra trong 12 tháng tới đã cho ra một con số không thể ấn tượng hơn – 100%

Một sự thu hẹp kinh tế toàn cầu đang diễn ra, bên cạnh đó là tâm lý mơ hồ về hậu quả của việc phần lớn bộ phận của nền kinh tế thế giới bị buộc tạm ngưng hoạt động, tất cả điều đó giúp nâng tầm giá trị của Vàng như là một tài phương án chống lại sự không chắc chắn.

Và tiếp theo đó, rất có khả năng là các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đang phạm sai lầm. Không nghi ngờ gì các gói kích thích là cần thiết để giữ cho thị trường tín dụng không sụp đổ và ngăn ngừa thất nghiệp hàng loạt xảy ra. Tuy nhiên thật khó để tin rằng mức chi tiêu tài khóa chưa từng có trong lịch sử - 8 nghìn tỷ đô la sẽ đưa kinh tế trở lại trên đường ray là không quá nóng và cũng không quá lạnh. Tuy nhiên điều này lại củng cố thêm niềm tin cho những những tín đồ của Vàng khi nhận định rằng việc bơm tiền trực tiếp vào những tài khoản ngân hàng cuối cùng sẽ dẫn đến siêu lạm phát (mặc dù giá dầu hiện tại đang ở mức thấp kỷ lục).

Cũng giống như câu chuyện vào tháng 9 năm 2011, khi hợp đồng tương lại Vàng chạm mức 1,923.70 USD/ounce. Lúc đó, những người mua vào kim loại quý này cho rằng việc nới lỏng định lượng chỉ là một tên mới cho ý tưởng cũ - in tiền, họ tìm đến Vàng như là nơi bảo toàn giá trị tài sản trong thời buổi bão giá.

Gần đây, một số người đã đặt câu hỏi rằng tại sao Vàng lại không tăng mạnh hơn ngay khi cuộc khủng hoảng này diễn ra. Một câu trả lời là thực tế nó đã tăng rất đáng kể rồi, kim loại này đã tăng 38% trong năm qua - đánh bại mọi tài sản chủ đạo bao gồm Trái phiếu Kho bạc và đồng đô la về mặt hiệu suất. Và hãy nhớ, như đã được thảo luận rất kỹ trong page Dubaotiente.com của chúng tôi - vàng có xu hướng rớt giá vào giai đoạn cấp bách nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng sau đó nó sẽ hồi sinh mạnh mẽ trước tất cả các tài sản khác.

Vàng là tài sản đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm qua

Khi đang trong một xu hướng tăng, vàng thu hút trí sự chú ý như một số tài sản khác, những bước tăng giá lại mời gọi các nhà đầu tư mua vào thêm với mục đích cả đầu cơ lẫn phòng hộ. Nói ngắn gọn - vàng tăng giá bởi nó tăng giá. Và điều đó cuối cùng có thể sẽ dễ dàng đẩy giá tài sản này vượt quá 2,000 USD/ounce.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ