Aussie rục rịch tăng giá với dự đoán Ngân hàng Dự trữ Úc RBA sẽ sớm hành động

Aussie rục rịch tăng giá với dự đoán Ngân hàng Dự trữ Úc RBA sẽ sớm hành động

01:40 24/12/2021

Đồng đô la Úc chứng kiến những cơn biến động mạnh vào thời điểm cuối năm, điều có lẽ phản ánh sự lo lắng của các nhà giao dịch với mức định giá cao của đồng tiền này.

Biểu đồ AUD/USD khung thời gian Weekly
Biểu đồ AUD/USD khung thời gian Weekly

AUD/USD đã tăng vào 4% trong tháng 10 để vượt qua ngưỡng 0.75, rồi đảo ngược toàn bộ động thái trong tháng 11. Tháng này, Aussie đang chật vật tìm cách tăng trở lại, nhưng có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi cho việc liệu đà tăng này có “thực chất” hay không, đặc biệt là khi cặp tiền này đối mặt với các ngưỡng cao.

Với việc nền kinh tế Úc tăng thêm một số lượng việc làm kỷ lục vào tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức dưới 5%, thị trường vốn ngắn hạn (money market) đang tỏ ra hết sức phấn khích. Các nhà giao dịch kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ sớm thắt chặt chính sách vào nửa cuối năm 2022.

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) trước đó đã gợi ý năm 2024 là năm họ cân nhắc tăng lãi suất, nhưng sau đó đã được đẩy lên năm 2023. Với việc các cơ quan quản lý tiền tệ ở New Zealand, Mỹ, Anh và Canada được xem là sẽ tỏ ra cứng rắn hơn trên mặt trận chính sách vào năm tới, áp lực đang đặt nặng lên RBA. Ở đây, tất nhiên, chúng ta giả định rằng sự lan rộng của Omicron cũng như sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai không làm chệch hướng tầm nhìn của các quốc gia trên thế giới. Xét đến bối cảnh đó, thị trường tiền tệ đã đúng khi định giá “rủi ro đuôi” (tail risk) của việc RBA hành động sớm hơn.

Trong khi đó, khả năng suy yếu của đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm sự nhiệt tình đối với đồng Aussie. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự đoán đồng tiền Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 6.70 CNY cho mỗi Dollar do nhu cầu xuất khẩu giảm sút và sự phân kỳ chính sách ngày một sâu sắc hơn đối với Hoa Kỳ.

Ven Ram, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?

Sự rung lắc dữ dội trên thị trường tài chính Mỹ tuần qua không chỉ phản ánh tác động tức thời từ chính sách thuế quan khó lường của Nhà Trắng, mà còn hé lộ một nguy cơ nghiêm trọng hơn: niềm tin vào trái phiếu chính phủ Mỹ – biểu tượng của an toàn tài chính toàn cầu – đang lung lay.
Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức

Giá vàng tại Trung Quốc tăng mạnh trong quý I/2025 nhờ căng thẳng địa chính trị, USD yếu và dòng vốn lớn vào các quỹ ETF vàng. Tuy nhiên, giá cao lại kìm hãm nhập khẩu và làm suy yếu nhu cầu vàng trang sức. Ngân hàng trung ương và nhà đầu tư vẫn tiếp tục tích lũy vàng giữa bối cảnh lo ngại kinh tế và thương mại gia tăng.
Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip

Chứng khoán châu Á giảm nhẹ, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, sau khi Nvidia cho biết chính phủ Mỹ vừa áp đặt thêm lệnh hạn chế đối với một số dòng chip xuất khẩu sang Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh

Suốt nhiều thập kỷ, các chính trị gia Mỹ luôn ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp nước mình đầu tư vào Trung Quốc. Họ thúc đẩy việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho ngân hàng Mỹ, các hãng sản xuất máy bay hay chuỗi thức ăn nhanh. Ví dụ, Boeing – hãng sản xuất máy bay của Mỹ – bắt đầu nhận được đơn hàng từ Trung Quốc ngay sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon vào năm 1972.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ