​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:29 01/06/2021

Đồng Baht của Thái Lan là đồng tiền suy yếu nhiều nhất tại Đông Nam Á trong năm nay và dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy lý do tại sao đồng Baht sẽ giữ danh hiệu đó trong một thời gian dài nữa.

​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á
​​​​​​​Baht tiếp tục nắm giữ danh hiệu đồng tiền yếu nhất Đông Nam Á

Đồng tiền này thường nhận được sự hỗ trợ từ thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan, nhưng điều đó nay đã trở thành một “cơn gió ngược chiều”. Thái Lan đã ghi nhận tháng thâm hụt tài khoản vãng lai thứ 6 liên tiếp với tháng 4 có mức thâm hụt lớn nhất kể từ tháng 5 năm 2014. Xu hướng này có thể tiếp tục, ít nhất là trong ngắn hạn, với du lịch vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid.

Đồng Baht cũng sẽ tìm thấy rất ít hỗ trợ từ dòng vốn nước ngoài vào thị trường cổ phiếu của các quốc gia đang tìm kiếm sự phục hồi trong nền kinh tế. Bộ phận sản xuất của nền kinh tế cũng không khả quan hơn với PMI tháng 5 ở mức 47.8 so với 50.7 trước đó.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan vào ngày 19 tháng 5 cảnh báo nền kinh tế Thái Lan sẽ mở rộng với "tốc độ thấp hơn nhiều" do đợt bùng phát thứ 3 và sự tiếp diễn của các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ và phối hợp chính sách sẽ rất quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế. Do đó, có thể hơi ngạc nhiên khi đà bán ròng cổ phiếu của quốc gia này do các quỹ toàn cầu đã vượt quá 1 tỷ USD chỉ trong tháng 5.

Việc vượt qua đồng Ringgit của Malaysia là hy vọng tốt nhất của đồng Baht để thoát khỏi vị trí cuối bảng xếp hạng trong khu vực, nhưng ngay cả điều đó cũng khó xảy ra. Trong khi đồng Ringgit đang bị đè nặng bởi lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần của Malaysia, nó vẫn đang tìm thấy sự hỗ trợ từ xuất khẩu đang tăng mạnh của quốc gia này.

David Finnerty, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ