Bảng Anh tăng giá, thúc đẩy bởi kỳ vọng về thoả hiệp của UK trong đàm phán Brexit
19:27 02/06/2020
Đồng Bảng Anh đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng khi có báo cáo cho biết Anh sẵn sàng thỏa hiệp với EU về các điều khoản thương mại vào thứ Ba.
GBP/USD tăng 0.6% lên 1.2575, mức cao nhất kể từ 01/05, chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng Tư.
Sterling tăng 0.5% so với euro, tỷ giá EUR/GBP có lúc chạm 0.8866 trong phiên hôm nay.
Anh dự kiến sẽ thỏa hiệp các quy tắc về thủy hải sản và thương mại, với điều kiện EU nới lỏng các yêu cầu về liên kết pháp lý và quy định về đánh bắt thủy sản, theo London Times, trích dẫn các nguồn tin cấp cao từ Brussels.
“Nếu nguồn tin trên được xác thực, những bước tiến của cuộc đàm phán sẽ là một phần của những tin tức tốt trước khi hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra vào 18 - 19/06 khi các nguyên thủ quốc gia thuộc liên minh châu Âu sẽ đánh giá những vòng đàm phán hậu Brexit”, theo ông Valentin Marinov, trưởng bộ phân nghiên cứu G10 tại Credit Agricole.
Trước khi các nhà đàm phán của Anh và liên minh châu Âu tiến vào vòng đàm phán cuối cùng trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào tháng này, thị trường gia tăng đồn đoán Anh sẽ kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào 31/12 mà không có thỏa thuận thương mại tự do nào, gây ra sự bất ổn cho các doanh nghiệp.
Giá nhà tại Anh đã giảm sâu nhất trong hơn một thập kỷ kể từ các lệnh cách ly đã đóng cửa thị trường nhà đất, theo Nation Worldwide Society
Thủ tướng Boris Johnson đang lên kế hoạch tái thiết lập chương trình nghị sự của chính phủ với một bài phát biểu quan trọng và một báo cáo tài chính để chuẩn bị cho một thực tế mới hậu Covid-19.
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 2 điểm cơ bản xuống còn 0.21%
Góc nhìn kỹ thuật:
Theo chỉ báo Bloomberg Trender, cặp GBP/USD đã chuyển sang bullish vào thứ Hai, khi Cable tạo Bar thứ 6 của thiết lập DeMark. Các mốc kháng cự quan trọng:
Kháng cự thứ nhất: 1.2575, mức cao nhất trong phiên
Hỗ trợ thứ nhất: 1.2467, mức cao nhất ngày 08/05
EUR/GBP bước vào nhịp điều chỉnh sâu, theo sau là cụm nến "Advance Block" (theo đồ thị tuần), báo hiệu sự đảo chiều sắp xảy ra; hiện tại cặp tiền này đang kiểm tra lại mức hỗ trợ tại các đường trung bình ngắn và có khả năng sẽ còn dư địa giảm. Mức hỗ trợ đầu tiên: 0.8962 - đường tín hiệu (conversion line)
Vanguard kỳ vọng đồng bảng Anh sẽ tăng lên mức 1.40 USD nhờ sự ổn định của nền kinh tế Anh và tác động ít từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Với sự suy yếu của đồng USD, mức 1.35-1.40 USD là mục tiêu khả thi cho đồng bảng vào cuối năm nay.
Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Chính sách thuế mới của Trump có thể kích hoạt làn sóng rút vốn toàn cầu, đe dọa thị trường tài chính Mỹ và làm lung lay trật tự kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, Mỹ, EU và Anh buộc phải tìm cách tự chủ về vốn để đối phó với những rủi ro đang gia tăng.
Các nhà đầu tư trái phiếu Mỹ đang điều chỉnh dự báo một cách mạnh mẽ trước làn sóng lạm phát dự kiến từ chính sách thuế quan táo bạo của Tổng thống Donald Trump, tạo áp lực chưa từng có lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.