Biên chế lao động tháng 2 vượt kỳ vọng, tuy nhiên bức tranh thực tế không hề tươi sáng như vậy

Biên chế lao động tháng 2 vượt kỳ vọng, tuy nhiên bức tranh thực tế không hề tươi sáng như vậy

21:39 08/03/2024

Trong báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động, 275 nghìn việc làm đã được tạo ra vào tháng 2, vượt xa dự báo trung vị 200 nghìn. Chỉ có một người ở Phố Wall - Seiji Katsurahata tại Dai-Ichi - có dự báo cao hơn ở mức 286K.

Và dù báo cáo tháng 2 rất ấn tượng, đây chỉ là một vé giữ chỗ để chờ điều chỉnh giảm vào tháng tới: do báo cáo biên chế +353K của tháng 1 đã được điều chỉnh giảm mạnh xuống 229K, giảm tới 35%.

Tuy nhiên, như thường lệ, có sự chênh lệch đáng kể giữa khảo sát chính thức (biên chế) và khảo sát hộ gia đình (số việc làm thực tế), giảm từ 161.152 triệu xuống 160.968 triệu, tương đương giảm 184,000.

Điều này đồng nghĩa với việc chênh lệch giữa báo cáo và việc làm thực tế ngày càng mở rộng khi nhiều người buộc phải đảm nhận nhiều công việc.

Đó không phải là vấn đề duy nhất với báo cáo lao động tháng 2: dù biên chế tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 3.9%, cao nhất kể từ tháng 1/2022, so với dự báo không đổi tại 3.7%. Trong số các nhóm lao động lớn, tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng không thay đổi ở mức 3.4%, của người da đen tăng lên 5.6%, người châu Á không đổi ở mức 3.4% và người gốc Tây Ban Nha cũng giữ nguyên ở mức 5.0%.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không đổi ở mức 62.5%, kém kỳ vọng tăng nhẹ lên 62.6%.

Có tin tốt về mặt tiền lương, nếu bạn là Fed: tăng trưởng thu nhập trung bình theo giờ giảm xuống 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 4.4%, khớp với kỳ vọng, và chỉ tăng 0.1% so với tháng trước, thấp hơn dự báo 0.2% và giảm từ mức 0.5% (đã điều chỉnh giảm) vào tháng 1.

Bình luận về báo cáo này, kinh tế trưởng Bloomberg Ana Galvao cho biết “biên chế vượt kỳ vọng cộng với thất nghiệp tăng bất ngờ đã làm xáo trộn bức tranh thị trường. Mô hình SHOK của Bloomberg dự báo lợi suất sẽ không biến động mạnh.”

Có một điều chắc chắn: thị trường rất lạc quan với báo cáo khi S&P 500 mở cửa tạo đỉnh mới và USD chạm đáy 1 tháng. Có thể chính phủ đang muốn thị trường nhìn thấy một thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Nhưng biểu đồ sau đây cho thấy mối tương quan giữa bảng lương tư nhân và kế hoạch tuyển dụng doanh nghiệp nhỏ (tại Mỹ, doanh nghiệp nhỏ chiếm hầu hết việc tuyển dụng), và ta đang thấy một sự phân kỳ rõ rệt.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ