Các “cá voi” Bitcoin tích luỹ 34,000 BTC kể từ đợt bán tháo vào tháng 12

Các “cá voi” Bitcoin tích luỹ 34,000 BTC kể từ đợt bán tháo vào tháng 12

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:29 09/01/2025

Những “cá voi” Bitcoin (những người nắm giữ lượng lớn Bitcoin) đã quay trở lại mua vào lượng lớn đồng tiền điện tử này sau khi giá giảm mạnh vào cuối năm 2024, theo một chuyên gia từ Blocktrends.

Hơn 34,000 Bitcoin, với quy mô hiện tại khoảng 3.2 tỷ USD, đã được tích lũy bởi các nhà đầu tư tổ chức, tạo áp lực mua giúp giá Bitcoin phục hồi, theo giám đốc bộ phận nghiên cứu của Blocktrends, Cauê Oliveira, trong bài đăng trên CryptoQuant ngày 8 tháng 1.

Ông Oliveira giải thích rằng đợt mua này diễn ra sau khi các ví chứa từ 1,000 đến 10,000 BTC đã bán ra 79,000 BTC chỉ trong tuần sau ngày 21 tháng 12 - vài ngày sau khi Bitcoin đạt đỉnh hơn 108,000 USD vào ngày 17 tháng 12 trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất - điều này đã dẫn đến đợt điều chỉnh giảm 15%.

Ông bổ sung rằng “những người nắm giữ lớn” đã tận dụng giai đoạn tích lũy và bắt đầu thực hiện các giao dịch lớn được thành nhiều lệnh nhỏ hơn, gom mua Bitcoin khi giá dưới 95,000 USD.

Biến động lượng nắm giữ của các "cá voi" Bitcoin

Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch quanh mức 93,915 USD, đi theo xu hướng giảm chung của thị trường tiền điện tử, sau khi dữ liệu việc làm và kinh tế Mỹ làm tiêu tan hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 1.

Các chuyên gia từ Bitfinex cho biết trong một báo cáo ngày 6 tháng 1 rằng thanh khoản bên bán trên thị trường Bitcoin đang thu hẹp với tốc độ nhanh chóng, và áp lực giảm giá tồi tệ nhất có thể đã qua.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn đang dự đoán Bitcoin có thể sắp bước vào một đợt tăng giá kỷ lục trong năm nay, được thúc đẩy bởi các chính sách ủng hộ tiền điện tử dự kiến từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và xu hướng các quốc gia chấp nhận Bitcoin.

Nhà phân tích nghiên cứu Matt Hogan từ Fidelity Digital Assets đã viết trong một báo cáo ngày 7 tháng 1 rằng công ty dự đoán nhiều quốc gia, NHTW, quỹ đầu tư quốc gia và kho bạc chính phủ sẽ tìm cách thiết lập vị thế chiến lược với Bitcoin.

Các chuyên gia từ Blockware cho biết vào cuối tháng trước rằng việc Mỹ nắm giữ dự trữ Bitcoin có thể, trong kịch bản tồi tệ nhất, đẩy giá Bitcoin lên hơn 150,000 USD, trong khi ở kịch bản lạc quan nhất, giá có thể vượt ngưỡng 400,000 USD.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?