Các chỉ báo đo lường biến động cho thấy chu kỳ tăng giá của Bitcoin hiện chỉ vừa mới bắt đầu

Các chỉ báo đo lường biến động cho thấy chu kỳ tăng giá của Bitcoin hiện chỉ vừa mới bắt đầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:17 13/01/2021

Các chuyên gia tại Bloomberg cho rằng Bitcoin sẽ vẫn còn các yếu tố hỗ trợ để tiếp tục tăng trong năm 2021.

Bất chấp tốc độ tăng giá chóng mặt vừa qua, mức độ biến động của Bitcoin lại là khá nhỏ bé so với những lần tăng giá trước đây. Bên cạnh đó, sự manh nha xuất hiện của các quỹ đầu tư Bitcoin cũng hứa hẹn sẽ bồi đắp chiều sâu cho thị trường tiền kỹ thuật số trong tương lai. Dưới đây là tóm tắt một số quan điểm mới nhất ủng hộ cho xu hướng tăng của Bitcoin trong năm 2021 tới từ các chuyên gia tại Bloomberg.

1. Bitcoin có thể hướng tới mốc 100,000 đô-la khi mức độ biến động hiện vẫn ở mức thấp

Mức độ biến động của giá Bitcoin dường như vẫn đang trong giai đoạn phục hồi từ mức đáy, ám chỉ rằng tài sản này có thể sẽ tiếp tục tiến tới mốc 100,000 USD trong năm 2021, nếu như kịch bản trong quá khứ lặp lại. Biểu đồ dưới đây so sánh mức độ biến động trong 90 ngày của Bitcoin với mức biến động theo năm của chỉ số S&P 500 từ năm 2010. Vào năm 2012, khi tương quan mức độ biến động tạo đáy, Bitcoin sau đó đã tăng giá khoảng 130 lần khi đạt đỉnh và đối với năm 2016 là khoảng 40 lần. Lịch sử giá chỉ ra rằng giá Bitcoin đã tăng gấp 3 lần kể từ khi tương quan mức độ biến động trên tạo đáy vào mùa hè năm 2020 đến nay. Mức giá kết thúc năm 2020 ngay dưới 30,000 USD dự kiến có thể là ngưỡng hỗ trợ gần nhất.

Mức độ biến động của Bitcoin hiện tại chỉ tương đương với giai đoạn năm 2012 và 2016. Nguồn: Bloomberg Intelligence

2. Mức độ biến động thấp chính là nền tảng vững chắc cho đà tăng giá của Bitcoin

Chưa bao giờ trong lịch sử của mình, Bitcoin chứng kiến mức biến động thấp như hiện tại với tốc độ tăng giá tương tự, điều mà chúng tôi cho rằng sẽ hứa hẹn xu hướng tăng giá bền vững trong thời igan tới. Mức biến động 180 ngày của Bitcoin đang dần phục hồi từ mức đáy mọi thời đại hồi năm 2015. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ biến động mới chỉ phục hồi khoảng 50% so với gần 90% của lần cuối cùng chênh lệch giá so với mức trung bình 180 ngày mở rộng hồi năm 2017. Việc giá Bitcoin tạo đáy và đỉnh thường có xu hướng song hành với chỉ số đo lường biến động trên.

Chỉ báo biến động 180 ngày đã tăng khá mạnh vào tháng 10/2015 sau khi tạo đáy ở mức khoảng 36%. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của thị trường tăng giá của Bitcoin sau đó từ mức khoảng 200 USD lên mức đỉnh khoảng 20,000 USD vào năm 2017.

Mức độ biến động thấp là dấu hiệu của một thị trường tăng giá bền vững.Nguồn: Bloomberg Intelligence

3. Giá trị vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số vượt mốc 1 nghìn tỷ đô

Việc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ Hoa Kỳ chấp thuận cho các ngân hàng sử dụng mạng lưới blockchain có thể sẽ là động lực mới dành cho tiền kỹ thuật số khi mở ra khả năng kết hợp với hệ thống ngân hàng truyền thống trên một phạm vi rộng lớn hơn. Quy mô vốn hóa của tiền kỹ thuật số đã vượt mốc 1 nghìn tỷ USD, trong đó Bitcoin chiếm khoảng 2/3, theo dữ liệu từ Coingecko.

Quy mô vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số. Nguồn: Bloomberg Intelligence

4. Sự ra đời của quỹ đầu tư Bitcoin thứ 2 tại Canada

Các nhà đầu tư tổ chức đang tăng cường sự hiện diện của mình tại thị trường tiền kỹ thuật số. CI Financial đã hợp tác với Galaxy Digital để cho ra đời Quỹ đầu tư Bitcoin thứ 2 tại Canada. Quỹ đầu tư trên bắt đầu giao dịch từ Tháng 12/2020 với khoảng 72 triệu USD, chủ yếu từ CI Financial tìm kiếm cơ hội đầu tư từ Bitcoin. CI Financial, hiện đang quản lý 216 tỷ USD tài sản, sở hữu 66 quỹ ETF tại Canada, dưới sự bảo trợ của First Asset.

BTCG neo theo chỉ số Bloomberg Galaxy Bitcoin Index. 2 Quỹ đầu tư tại Canada có quy mô nhỏ bé hơn nhiều so với đối thủ tại Mỹ là Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Tuy nhiên, phí quản lý của các quỹ trên là thấp hơn, chỉ ở mức 1,8%, và cũng yêu cầu mức đầu tư tối thiểu nhỏ ơn và cung cấp lựa chọn mua lại hàng năm.

So sánh quy mô các quỹ đầu tư Bitcoin. Nguồn: Bloomberg Intelligence

5. Chiều sâu thị trường và mức độ chấp nhận ngày càng được cải thiện

Sự gia tăng quy mô Bitcoin nắm giữ và sự sụt giảm của thặng dư giá của cổ phiếu quỹ Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) là 2 chỉ báo cho thấy mức độ được chấp nhận chính thống của quỹ đầu tư này. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức thấp nhất của đường trung bình động 200 ngày của thặng dư giá GBTC là khoảng 18% vào thời điểm đầu năm 2021. Với mức vốn hóa khoảng 570 nghìn Bitcoin, công cụ đầu tư này cho thấy làn sóng ủng hộ cho xu hướng tăng giá của tiền kỹ thuật số. Quy mô nắm giữ Bitcoin của GBTC đã tăng từ mức 1% một năm trước lên mức 3% tổng nguồn cung vào đầu năm 2020.

Vào đầu năm 2017, mức thặng dư giá trung bình 200 ngày của GTBC là khoảng 60%. GBTC là công cụ truyền thống chính gắn với biến động của giá Bitcoin, là một biến số đại diện cho nhu cầu đối với tiền kỹ thuật số và có khả năng là tiền thân cho các quỹ ETF tiền kỹ thuật số sau này, qua đó tiếp tục tăng nhu cầu đối với Bitcoin trong tương lai.

Thặng dư giá của Grayscale Bitcoin Trust suy giảm nhưng thị phần vốn hóa lại gia tăng. Nguồn: Bloomberg Intelligence

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ