Các cuộc bầu cử và rủi ro địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư tổ chức

Các cuộc bầu cử và rủi ro địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư tổ chức

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:10 17/09/2024

Một cuộc khảo sát mới của PGIM Investments cho biết bầu cử và rủi ro địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư tổ chức, thay vì lạm phát hay tình hình kinh tế.

Trước những bất ổn xung quanh các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, cũng với các rủi ro địa chính trị, nhiều nhà đầu tư tổ chức vẫn có kế hoạch duy trì các chiến lược đầu tư dài hạn theo hướng mạo hiểm và nắm bắt cơ hội, theo một cuộc khảo sát mới của PGIM Investments, bộ phận quản lý tài sản của Prudential Financial, với 400 nhà đầu tư tổ chức tại 8 quốc gia.

Dưới đây là một số thông tin chính trong báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2024 của PGIM: Đầu tư linh hoạt trong bối cảnh bất ổn địa chính trị.

Rủi ro địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu

Hơn 56% nhà đầu tư tổ chức tham gia khảo sát cho rằng rủi ro địa chính trị là mối đe dọa lớn nhất đối với khoản đầu tư của họ.

Khoảng 48% nhà đầu tư nhận định rằng xung đột tiềm ẩn ở eo biển Đài Loan và Biển Đông có khả năng tác động đến thị trường toàn cầu trong 24 tháng tới. Ngoài ra, khoảng 27% nhà đầu tư tổ chức cho biết xung đột quân sự ở Trung Đông là rủi ro lớn nhất.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức coi những rủi ro tiềm ẩn này có tính ngắn hạn và hầu hết không làm thay đổi chiến lược dài hạn của họ. Cụ thể, khoảng 33% người tham gia khảo sát cho biết họ dự định áp dụng chiến lược với danh mục đầu tư mạo hiểm và chấp nhận rủi ro cao hơn vào cuối năm 2025, trong khi đó, có khoảng 25% nhà đầu tư hiện đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Guillermo Felices, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại PGIM Fixed Income, cho biết: “Thật sự rất khó để dự đoán rủi ro chính trị trong năm nay sẽ diễn biến như thế nào và lịch sử cho thấy chúng có xu hướng tồn tại trong ngắn hạn, trừ khi căng thẳng thực sự leo thang, dẫn đến một vấn đề lớn hơn. Vì vậy để điều chỉnh mức độ chấp nhận rủi ro dựa trên địa chính trị là rất khó khắn, tôi không nghĩ họ hành động theo cách đó”.

Điều thú vị là mối lo ngại về lạm phátsuy thoái đã giảm bớt. Ở Hoa Kỳ, 38% nhà đầu tư cho rằng lạm phát là mối quan tâm hàng đầu của họ, trong khi ở châu Âu, con số này là 27%. Tương tự, 38% nhà đầu tư tại Mỹ nhận định tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm lớn nhất của họ, ở châu Âu là 30%.

Nhà đầu tư đã sẵn sàng cho các cuộc bầu cử

Với hơn 70 quốc gia tổ chức bầu cử trong năm nay, bao gồm cả Hoa Kỳ, giới đầu tư cũng bày tỏ quan điểm thận trọng về kết quả bầu cử trên toàn thế giới. Khoảng 56% nhà đầu tư cho rằng cuộc bầu cử là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.

Nhìn chung, khoảng 29% người tham gia khảo sát cho biết họ chuyển đổi nhiều hơn sang tiền mặt do những bất ổn địa chính trị, con số này tăng lên 41% tại Hoa Kỳ. "Làn sóng tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn" này sẽ tiếp diễn khi 55% nhà đầu tư trên toàn cầu cho biết họ dự định tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt khi các cuộc bầu cử đến gần.

Mặc dù có nhiều bất định về kết quả bầu cử, các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng cho mọi tình huống. Cụ thể, khoảng 75% nhà đầu tư tổ chức cho biết đối với danh mục đầu tư, họ đã chuẩn bị cho mọi hậu quả phát sinh từ các cuộc bầu cử lớn trong năm 2024.

James Sonne, giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan đến chính phủ tại PGIM, cho biết về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ: "Chúng ta vẫn đang trong quá trình hiểu rõ hơn về một chính quyền Harris sẽ như thế nào. Nhưng dù sao đi nữa, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không phải đối mặt với quá nhiều bất ngờ, và các nhà đầu tư đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho mọi kịch bản.”

Quản lý rủi ro

Nhìn chung, khi các nhà đầu tư tổ chức thận trọng với những rủi ro ngắn hạn, họ cũng tập trung vào việc duy trì sự nhanh nhạy và tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát sinh từ những thay đổi về địa chính trị.

Ngoài ra, họ cho biết một danh mục đầu tư đa dạng và có tính thanh khoản tốt là rất quan trọng để phản ứng với các sự kiện bất ngờ.

Mao Dong, đồng giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại PGIM Portfolio Advisory, cho biết: "Trong một thế giới với rủi ro địa chính trị dường như đang gia tăng, có một kế hoạch đầu tư đa dạng tốt, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư là rất quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư ứng biến trước các kịch bản khác nhau. Nhưng để làm được điều đó, cần có hai thành phần chính. Thứ nhất là một chiến lược phân bổ tài sản đa dạng, phù hợp với mục tiêu đầu tư dài hạn của nhà đầu tư.”

"Kế hoạch phân bổ tài sản chiến lược nên được đa dạng hóa theo các loại tài sản, thanh khoản, địa lý, và các lĩnh vực để tránh tập trung quá mức vào bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào".

Thành phần thứ hai là quy trình phân bổ tài sản cần linh hoạt để ứng biến trong các kịch bản khác nhau.

Các mô hình định lượng, quỹ ETF, tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản thực, phân tích các kịch bản đối với danh mục đầu tư và sử dụng các chiến lược chủ động là những chiến thuật khác giúp nhà đầu tư luôn đi trước mọi thay đổi tiềm ẩn nào.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".
Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?

Cuộc đối đầu kinh tế mang tính bước ngoặt đang diễn ra trên trường quốc tế. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đang khẳng định vị thế bảo vệ công bằng trên toàn cầu và mặc dù những biến động thị trường gây lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump vừa áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, bổ sung vào khung thuế hiện hành.
Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!

Thị trường chứng kiến làn sóng tăng giá diện rộng khi toàn bộ các tài sản vốn bị bán tháo mạnh trong chuỗi phiên giao dịch liên tiếp sau thông báo áp thuế của Mỹ vào thứ Tư tuần trước đã phục hồi ngoạn mục sau tin tức rằng - trừ Trung Quốc - các mức thuế sẽ được tạm hoãn trong 90 ngày.
Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan

Sau năm ngày đầy biến động khi chính sách thương mại đối đầu "Mỹ chống lại thế giới" của Donald Trump gây rối loạn nghiêm trọng cho thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu, ông đã đảo ngược lập trường và kéo hệ thống tài chính toàn cầu thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ