Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

08:25 25/04/2025

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.

Tác động ban đầu là rõ rệt: doanh thu của Huawei giảm hơn 25% trong vòng hai năm. Nhưng điều bất ngờ là Huawei không sụp đổ. Bị loại khỏi nền kinh tế lớn nhất thế giới, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn sống sót – thậm chí đang hồi phục. Năm ngoái, doanh thu của Huawei gần quay về mức đỉnh trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.

Chính sách "cô lập" Trung Quốc có thể phản tác dụng

Trường hợp của Huawei cho thấy: khi Mỹ cố gắng siết chặt Trung Quốc, kết quả có thể ngược lại – vừa khiến chính doanh nghiệp Mỹ mất lợi thế cạnh tranh, vừa làm gia tăng rủi ro cho an ninh quốc gia mà lệnh cấm ban đầu định bảo vệ.

Trước khi bị liệt vào danh sách đen, Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Bị cắt khỏi công nghệ Mỹ, Huawei phát triển HarmonyOS – hệ điều hành riêng có thiết kế tương tự Android. Đến năm 2024, họ ra mắt HarmonyOS Next – phiên bản “thuần chủng” do Huawei phát triển 100%, không phụ thuộc công nghệ Mỹ.

Từ bị loại khỏi sân chơi toàn cầu đến “vua công nghệ nội địa”

HarmonyOS hiện chỉ phát hành tại Trung Quốc, nhưng đã có mặt trên khoảng 1 tỷ thiết bị – từ smartphone, laptop đến ô tô và đồ gia dụng. Hệ điều hành này được cài mặc định trên điện thoại và máy tính Huawei. Từ tháng 3/2024, HarmonyOS thay thế Windows trên laptop Huawei do giấy phép Microsoft hết hạn. BMW cũng đã công bố hợp tác với Huawei để tích hợp HarmonyOS vào xe điện ra mắt tại Trung Quốc vào năm tới.

Nhờ đó, Huawei vượt qua Apple, trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 tại Trung Quốc. Nhưng công ty không dừng lại ở thị trường nội địa. Chủ tịch Eric Xu đặt mục tiêu đưa HarmonyOS trở thành “hệ điều hành di động thứ ba của thế giới”, cạnh tranh với Android và iOS. Họ đang xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trong nước, trước khi mở rộng ra toàn cầu.

Vượt qua rào cản quốc tế

Tuy nhiên, HarmonyOS Next hiện không hỗ trợ cài đặt ứng dụng Android – chỉ chạy app phát triển riêng. Điều này phù hợp với người dùng Trung Quốc vốn quen thuộc với Alipay, Baidu, WeChat hay Douyin. Nhưng với người dùng quốc tế, sự thiếu vắng WhatsApp hay Google Maps là điểm trừ lớn.

Dù vậy, Huawei đã có một số bước đệm đáng chú ý: McDonald’s, ứng dụng gọi xe Grab và hãng hàng không Emirates đều đã phát triển ứng dụng riêng cho Harmony. Để thu hút thêm lập trình viên, Huawei cung cấp công cụ chuyển đổi ứng dụng Android sang Harmony và ưu đãi tài chính. Chính quyền Thâm Quyến cũng công bố chương trình hỗ trợ phát triển ứng dụng gốc Harmony, trong đó có cả các nền tảng dịch vụ công, tài chính và y tế thông minh.

Nếu thành công, HarmonyOS có thể trở thành đối thủ đáng gờm của Android, iOS và Windows – không chỉ trên smartphone mà còn trong thế giới IoT và AI. Trợ lý ảo Xiaoyi của Huawei đang tích hợp trí tuệ nhân tạo DeepSeek, và các PC Huawei cũng sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) do Trung Quốc phát triển.

Mỹ cần thận trọng với chính sách trừng phạt công nghệ

Tất cả những diễn biến này là lời cảnh tỉnh cho chính sách của Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng tại Washington, một điểm đồng hiếm hoi giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa là cùng lo ngại sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc, coi an ninh kinh tế là an ninh quốc gia.

Nhưng chính sách cấm vận toàn diện như với Huawei đang cho thấy sự hạn chế. Thay vì ngăn cản, nó đang kích thích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng tốc tự lực và đổi mới.

Tương tự, lệnh cấm chip AI Nvidia H20 mới đây có thể gây khó khăn cho Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng sẽ thúc đẩy ngành bán dẫn AI trong nước. Huawei được cho là sẽ tung ra chip AI Ascend 910C ngay trong tháng tới để lấp khoảng trống.

Cái giá của một hệ điều hành "khác biệt"

Nếu HarmonyOS mở rộng ra quốc tế, người dùng ở các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng bởi quy định kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc – giống như một “Tường lửa Vạn lý” phiên bản xuất khẩu. Trước đây, thiết bị mạng Huawei đã bị phát hiện chặn tin tức và website ở ít nhất 18 quốc gia, tăng từ 7 nước vào năm 2019.

Thành công toàn cầu của HarmonyOS cũng có thể phá vỡ nỗ lực loại bỏ thiết bị Huawei khỏi hạ tầng mạng toàn cầu mà Mỹ đang thúc đẩy trong chiến dịch “Tháo dỡ và Thay thế”. Việc hàng loạt thiết bị Huawei – từ điện thoại đến xe hơi, thiết bị đeo, đồ gia dụng – cùng sử dụng một hệ điều hành tích hợp sẽ làm phát sinh rủi ro mới về an ninh dữ liệu, bất chấp hàng tỷ USD đã được chi để loại bỏ thiết bị mạng Huawei.

Chính phủ Mỹ nhìn nhận sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng Huawei đang cho thấy: nếu không có chiến lược thông minh, các biện pháp siết chặt có thể khiến Mỹ vừa đánh mất lợi thế cạnh tranh, vừa thúc đẩy đối thủ lớn mạnh hơn – đúng nghĩa một “bàn thua phản lưới nhà”.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ