Cập nhật thị trường 24.01: Chứng khoán châu Á "đứng ngồi không yên"

Cập nhật thị trường 24.01: Chứng khoán châu Á "đứng ngồi không yên"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:49 24/01/2024

Các thị trường chứng khoán ở châu Á mở cửa phiên giao dịch diễn biến trái chiều, Nhật Bản tiếp tục lao dốc

Chứng khoán Nhật Bản trượt dốc và lợi suất TPCP tăng vọt sau quan điểm diều hâu hơn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Ngày 23/01, Thống đốc Kazuo Ueda cho biết khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của BoJ đang tăng dần.

Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc tăng hơn 2%, khi cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc thúc đẩy kỳ vọng lạc quan về gói giải cứu thị trường.

Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG trụ sở Sydney: "Chứng khoán Trung Quốc đang diễn biến tích cực sau kỳ vọng về gói cứu trợ được tung ra trong tuần này. Ngoài ra, khả năng rất ít các nhà đầu tư đang cover lại các vị thế short trước đó, và chốt lời các vị thế Long với chứng khoán Nhật Bản".

Đồng đô la ít biến động sau hai phiên tăng liên tiếp. Lợi suất TPCP ổn định trong phiên giao dịch châu Á sau khi tăng vọt hôm 23/01, với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4.13 %, lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giảm 3bps xuống còn 4.33 %.

Đồng yên tăng nhẹ so với đồng bạc xanh sau bình luận của Thống đốc Ueda, cho thấy tín hiệu của việc tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2024 của BoJ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm ngày 23/01 trước loạt dữ liệu về báo cáo kết quả kinh doanh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/01, cổ phiếu Netflix đã tăng hơn 7% khi báo cáo cho thấy số lượng người đăng ký tăng trưởng vượt mức ước tính. Cổ phiếu Texas Instruments giảm khoảng 4% sau dự báo tăng trưởng doanh thu đáng thất vọng, cổ phiếu của các nhà sản xuất chip khác cũng trượt dốc.

Theo báo cáo của Deutsche Bank, Bitcoin đã phục hồi sau khi sụt giảm trong 2 ngày trước đó, cho thấy nhà đầu tư cá nhân ngày càng có xu hướng bearish đối với bitcoin.

Giá dầu ổn định sau khi giảm xuống dưới 75 USD/thùng trong bối Mỹ khuyến cáo nên thận trọng với các tàu trung chuyển qua Biển Đỏ, nhưng không khuyến cáo tạm dừng hoạt động vận chuyển.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ