Cập nhật thị trường phiên Á 06.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập đỉnh kỷ lục mới

Cập nhật thị trường phiên Á 06.06: Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Phố Wall lập đỉnh kỷ lục mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:05 06/06/2024

Chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi các ông lớn công nghệ lớn đưa Phố Wall lên mức đỉnh mọi thời đại.

Chứng khoán Nhật Bản, Úc, và hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông tăng đầu phiên thứ Năm. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định sau khi S&P 500 lập kỷ lục phiên thứ 25 trong năm nay. Nvidia - cổ phiếu tiêu biểu của cơn sốt trí tuệ nhân tạo - dẫn đầu đà tăng của nhóm “Magnificent Seven”, đưa vốn hoá của công ty lên 3 nghìn tỷ USD .

Lợi suất TPCP Mỹ tăng vào thứ Năm sau khi giảm trong phiên trước khi thị trường ngày càng kỳ vọng sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất từ Fed trong năm 2024. Đồng USD nhích nhẹ vào thứ Năm trong khi đồng yên mạnh hơn trước bài phát biểu của quan chức BoJ Toyoaki Nakamura.

Thị trường Ấn Độ sẽ là tâm điểm chú ý sau khi Thủ tướng Narendra Modi giành được sự ủng hộ từ hai đồng minh chủ chốt trong liên minh của ông, cho phép ông thành lập chính phủ.

Charu Chanana, trưởng phòng chiến lược giao dịch ngoại hối tại Saxo Markets, cho biết: “Thị trường châu Á sẽ được hỗ trợ bởi đà leo dốc lên mức đỉnh kỷ lục mới của phố Wall và tâm lý tích cực khi cú sốc bầu cử ở Ấn Độ giảm bớt”.

Chỉ số S&P 500

Trong khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ cuối tuần này, dữ liệu việc làm khu vực tư nhân hôm thứ Tư cho thấy số việc làm mới tăng với tốc độ chậm nhất kể từ đầu năm. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất trong 9 tháng, nhờ đà tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2021 trong hoạt động kinh doanh.

Đồng loonie ổn định vào thứ Năm sau khi giảm trong phiên trước đó. BoC đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trong nhóm G7 bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách, khi hạ lãi suất vào thứ Tư và báo hiệu có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Đồng euro ít thay đổi trước quyết định chính sách của ECB. Trong khi các nhà hoạch định chính sách được dự đoán sẽ cắt giảm lãi suất, các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm manh mối nhằm định hướng cho tương lai, đặc biệt là từ Chủ tịch Christine Lagarde tại cuộc họp báo.

Mặt khác, giá dầu đã phục hồi một phần trong phiên thứ hai liên tiếp sau khi kế hoạch đưa thêm dầu trở lại thị trường của OPEC+ châm ngòi cho đợt bán tháo vào đầu tuần. Trong khi đó, Saudi Aramco giảm giá tất cả các loại dầu bán sang châu Á vào tháng tới, đợt giảm đầu tiên kể từ tháng 2, do lo ngại về lực cầu tại thị trường lớn nhất của họ.

Scott Rubner của Goldman Sachs Group lưu ý rằng “wall of money” từ việc phân bổ vốn sẽ đổ vào thị trường chứng khoán vào đầu tháng 7, tạo nên một đợt phục hồi kéo dài đến đầu mùa hè.

Theo Rubner, kể từ năm 1928, 15 ngày đầu tiên của tháng 7 thường là giai đoạn giao dịch chứng khoán tốt nhất trong năm nhưng xu hướng thường suy yếu sau ngày 17/7. S&P 500 đã tăng trưởng trong 9 tháng liên tiếp, đạt mức lợi nhuận trung bình là 3.7%. Ông lưu ý rằng Nasdaq 100 thậm chí còn có thành tích tốt hơn, ghi nhận đà tăng trong 16 tháng Bảy liên tiếp, với lợi nhuận trung bình là 4.6%.

Theo Gillian Wolff tại Bloomberg, khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh về cơ bản đã kết thúc, các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn.

Chỉ số market pulse, một thước đo tâm lý thị trường, đã tiến gần đến mức “hưng phấn” vào tháng trước. Đây là một dấu hiệu hiếm hoi và thường khiến lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm trong ngắn hạn. Trong ba tháng sau đà "hưng phấn", chỉ số Russell 3000 đã tăng trung bình 1.7%, thấp hơn nhiều so với mức 9.1% sau cơn "hoảng loạn".

Chỉ số market pulse

Với việc Fed dự kiến ​​sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất vào tuần tới, trọng tâm của cuộc họp sẽ là bản tóm tắt các dự báo kinh tế mới. Vào tháng 3, các quan chức Fed vẫn duy trì triển vọng về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Chuyên gia Stephen Brown tại Capital Economics cho rằng dự báo về lãi suất có thể thay đổi, với khả năng cao là Fed sẽ chỉ cắt giảm 1-2 đợt trong năm nay do lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng GDP không đạt kỳ vọng. Ông vẫn cho rằng Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.