Cập nhật thị trường phiên Á 27.02: Chứng khoán châu Á thận trọng trước loạt dữ liệu kinh tế mới

Cập nhật thị trường phiên Á 27.02: Chứng khoán châu Á thận trọng trước loạt dữ liệu kinh tế mới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:22 27/02/2024

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều đầu phiên khi thị trường chờ đợi các dữ liệu kinh tế sắp được công bố vào cuối tuần này để đánh giá về triển vọng lãi suất toàn cầu. Đồng yên tăng giá sau dữ liệu lạm phát của Nhật Bản mạnh hơn dự báo.

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm, trong khi chứng khoán Hàn Quốc, Úc và Trung Quốc đều giảm. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định sau khi S&P 500 đảo chiều giảm lần đầu tiên sau 4 phiên vào ngày 26/02.

Cổ phiếu các công ty khai thác mỏ toàn cầu của Australia BHP Group, Fortescue và Rio Tinto chìm trong sắc đỏ, gây áp lực lên lĩnh vực vật liệu xây dựng trong S&P/ASX 200. Sự sụt giảm này cũng phản ánh áp lực lên giá quặng sắt, do đó có thể ảnh hưởng đến triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới - do giá cả tăng cao.

Ann Miletti, Giám đốc đầu tư tại quỹ Allspring Global Investments, cho biết: “Nhiều nhà đầu tư đã rút lui và từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực này, khiến ngay cả những công ty chất lượng cao cũng lao dốc xuống mức thấp nhất mọi thời đại”.

Đồng Yên tăng khi dữ liệu CPI vượt ước tính, điều này là động lực cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm của BoJ. Mặc dù đồng Yên mạnh hơn nhưng tỷ giá USD/JPY vẫn giao động quanh mức 150, mức đã duy trì trong hai tuần qua.

Đồng USD giảm nhẹ so với hầu hết các đồng tiền trong Nhóm G10. Tại Trung Quốc, một số tổ chức tài chính đã giảm giao dịch swaps USD, cho thấy nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu của Trung Quốc có thể đã chậm lại. Theo nguồn đáng tin cậy, ít nhất ba tổ chức nước ngoài đã giảm giao dịch swaps trong tuần qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ vào 26/02 cũng đã giảm điểm, đáng chú ý là cổ phiếu Alphabet sụt giảm do lo ngại về những sai lầm của Google trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng đến mảng tìm kiếm. Ngược lại, cổ phiếu Zoom Video Communications tăng mạnh nhờ dự báo kết quả kinh doanh tích cực và kế hoạch mua cổ phiếu quỹ.

Lợi suất TPCP Mỹ tăng sau phiên đấu thầu TPCP kỳ hạn 2 năm và 5 năm vào ngày 26/02. Trong khi đó, các công ty có cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip ở Mỹ đã bán 172 tỷ USD trái phiếu trong tháng 2 nhằm nắm bắt cơ hội của việc lãi suất giảm.

Kế hoạch mua lại United States Steel với giá 14.1 tỷ USD của Nippon Steel vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Mặc dù United Steelworkers tuyên bố phản đối thương vụ này, hai bên vẫn ký thỏa thuận bảo mật thông tin để các cuộc đàm phán có thể tiếp tục.

Giá dầu WTI ổn định sau khi tăng 1.4% vào ngày 26/02. Vàng cũng ổn định quanh mức 2,032 USD/ounce.

Bitcoin giảm nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm vào phiên trước đó. Sự lạc quan gia tăng rằng nhu cầu ổn định của nhà đầu tư thông qua các quỹ ETF có thể đẩy giá của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới này trở lại mức kỷ lục.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ