Câu thần chú “đừng chống lại Fed” có còn tác dụng?

Câu thần chú “đừng chống lại Fed” có còn tác dụng?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:13 12/01/2022

Các chỉ số chứng khoán đã có một khởi đầu đầy biến động vào đầu năm 2022 với sự không chắc chắn về động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang khiến những người đầu cơ giá lên chủ yếu đứng bên lề. Tôi không muốn phải nói ra điều đó, nhưng có lẽ mọi người đều đang lẩm nhẩm câu thần chú "đừng chống lại Fed".

Câu thần chú “đừng chống lại Fed” có còn tác dụng?
Câu thần chú “đừng chống lại Fed” có còn tác dụng?

Cũng giống như các nhà giao dịch và nhà đầu tư có kinh nghiệm đã ủng hộ việc Fed nới lỏng và hỗ trợ nền kinh tế, giờ đây họ không muốn cản đường khi Fed cố gắng làm mọi thứ chậm lại một chút.

Trong các bình luận được chuẩn bị trước được công bố ngày hôm qua, Powell cam kết "sẽ ngăn chặn lạm phát cao trở thành một hiện tượng kéo dài", nhưng không đề cập đến bất kỳ chi tiết nào liên quan đến lãi suất hoặc việc nắm giữ tài sản của Fed.

Vấn đề cung và cầu

Powell lưu ý rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với "sự mất cân bằng cung và cầu dai dẳng" do hậu quả của đại dịch bùng phát trở lại. Những người kỳ cựu ở Phố Wall đang nghĩ rằng Fed sẽ thực hiện 3 hoặc 4 lần tăng lãi suất trong năm nay. Goldman hiện đang dự báo 4 đợt tăng lãi suất với một số người trong cuộc nghĩ rằng 5 hoặc 6 đợt tăng lãi suất cũng có thể diễn ra.

Tuy nhiên, lợi suất đã tăng sớm hơn nhiều người kỳ vọng. Tốc độ mà lợi suất tăng vọt vào tuần trước - cụ thể là +25 điểm cơ bản - đang gây khó khăn cho “phe bò” trên thị trường chứng khoán, với một số người ở Phố Wall dự đoán lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm có thể kiểm tra +2% vào cuối quý I. “Phe gấu” đang cảnh báo rằng các nhà đầu tư có thể vẫn đang đánh giá thấp mức độ mà Fed sẽ cần phải nâng lãi suất trong năm nay để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Mặt khác, “phe bò” vẫn kỳ vọng lạm phát cao hiện tại sẽ giảm bớt khi sự mất cân bằng chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động bình thường hóa.

Tuy nhiên, con đường dẫn đến đích có vẻ dài hơn và phức tạp hơn so với hy vọng của hầu hết mọi người, với làn sóng Covid hiện tại một lần nữa đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy người người lao động vào trình trạng mất việc làm.

Giao thông vận tải ở Trung Quốc và Mỹ

Việc tạm dừng dịch vụ vận tải đường bộ ở một số khu vực của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa và hàng hóa sản xuất qua cảng Ninh Ba, một trong những cảng quan trọng nhất thế giới.

Một số nhà máy của Trung Quốc cũng đã phải ngừng hoạt động do vận tải đường bộ gặp khó khăn, vì họ không thể nhận nguyên liệu thô hoặc vận chuyển hàng hóa.

Các cảng của Hoa Kỳ ở cả hai bờ biển cũng đang báo cáo một lượng tàu đang chờ dỡ hàng do công nhân bến tàu không thể đi làm do dịch bệnh.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ