CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase: Hoa Kỳ nên tăng cung dầu để ngăn chặn cuộc chiến khủng hoảng năng lượng

CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase: Hoa Kỳ nên tăng cung dầu để ngăn chặn cuộc chiến khủng hoảng năng lượng

09:49 11/10/2022

Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon cho biết hôm 10/10 rằng Hoa Kỳ nên đi trước trong việc cung cấp thêm dầu và khí đốt để giúp giảm bớt khủng hoảng năng lượng toàn cầu, so sánh tình hình này như nguy cơ an ninh quốc gia ở mức độ chiến tranh.

Jamie Dimon - Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase, ngân hàng thương mại lớn nhất Hoa Kỳ
Jamie Dimon - Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase, ngân hàng thương mại lớn nhất Hoa Kỳ

Phát biểu với CNBC, Dimon cho rằng cuộc khủng hoảng là “khá dễ đoán trước”, xảy ra do Châu Âu phụ thuộc quá mức vào năng lượng của Nga trong quá khứ, và kêu gọi các đồng minh phương Tây hỗ trợ Hoa Kỳ, người dẫn đầu trong an ninh năng lượng quốc tế.

“Theo quan điểm của tôi, Hoa Kỳ lẽ ra phải bơm thêm dầu, khí đốt và đáng ra họ phải được hỗ trợ” Dimon chia sẻ với phóng viên Julianna Tatelbaum của CNBC tại hội nghị JPM Techstars ở London.

“Hoa Kỳ cần đóng vai trò lãnh đạo thực sự. Hoa Kỳ là quốc gia sẽ quyết định giá quốc tế thay đổi tùy vào sản lượng của của mình, chứ không phải Ả Rập Xê Út. Đáng lẽ ra, chúng ta nên làm điều đó ngay từ tháng 3”, ông tiếp tục đề cập đến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Châu Âu - từng là nhà nhập khẩu năng lượng lớn của Nga, phụ thuộc vào nước này tới 45% nhu cầu khí đốt tự nhiên - phải chịu hậu quả đầu tiên trong cuộc khủng hoảng này, họ đã phải đối mặt với giá cao hơn và nguồn cung giảm do các lệnh trừng phạt áp lên Điện Kremlin.

Và trong khi các quốc gia EU đã đạt được các mục tiêu để tăng nguồn cung cấp khí đốt trong những tháng mùa đông tới, Dimon cho biết các nhà lãnh đạo hiện nên xem xét các mối quan ngại về việc đảm bảo năng lượng trong tương lai.

Ông nói: “Chúng ta có một vấn đề dài hạn hơn hiện nay, đó là thế giới không sản xuất đủ dầu và khí đốt để giảm lượng than, thực hiện chuyển đổi sang năng lượng xanh để đảm bảo đầy đủ năng lượng cho người dân. “Tôi sẽ xếp việc bảo đảm năng lượng vào danh mục quan trọng. Tại thời điểm này, điều này gần như được coi như một vấn đề của chiến tranh”, ông nói thêm.


Đề cập sâu hơn đến cuộc chiến ở Ukraine, Dimon gọi đây là một cuộc tấn công có quy mô tương tự như trận “Trân Châu Cảng” hay cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968. “Cuộc chiến ở Ukraine là trận chiến Trân Châu Cảng, là cuộc chiến tranh Tiệp Khắc, và đó thực sự là một cuộc tấn công vào thế giới phương Tây,” ông nói.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase cho biết họ cũng tạo cơ hội cho phương Tây “cùng hành động” và bảo vệ các giá trị của mình khi đối mặt với các chế độ chuyên quyền. “Đây là cơ hội để chúng ta cùng hành động và đoàn kết các nước phương Tây tự do, dân chủ, tư bản chủ nghĩa, phong trào tự do, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo trong thế kỷ tới. Bởi vì nếu chúng ta không hiểu được sự cấp bách này và hành động kịp thời, thì 50 năm tới có thể thế giới sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn”.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.