Chỉ cần một tín hiệu chính xác thôi, mọi thứ đâu sẽ có đó!

Chỉ cần một tín hiệu chính xác thôi, mọi thứ đâu sẽ có đó!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:08 31/03/2021

Xu hướng là bạn, nhưng trong bao lâu? Liệu có một tài sản duy nhất nào có thể đóng vai trò là thước đo chính xác về tâm lý rủi ro trong những tháng tiếp theo không? Và đồng Euro đã “hết vị” ở thời điểm hiện tại? Đây là những câu hỏi tôi đã nêu ra trong các cuộc thảo luận mới nhất của tôi với các traders và nhân viên bán hàng. Phạm vi các câu trả lời cho thấy chúng ta đang ở trong một thị trường khá cân bằng trong một thời gian. Vì vậy, biến động à, tạm biệt nhé!

Đồng Rand Nam Phi có thể là tài sản phù hợp nhất để đánh giá tâm lý rủi ro trên các thị trường
Đồng Rand Nam Phi có thể là tài sản phù hợp nhất để đánh giá tâm lý rủi ro trên các thị trường

Một trong những điều khó nhất khi giao dịch một vị thế trong hơn 1 hoặc 2 ngày là xác định xem price action đi ngược lại động lượng có phản ánh sự thay đổi trong câu chuyện dẫn dắt thị trường hay đó chỉ là một “cú hích” trên con đường. Các nhà đầu tư có thể chờ đợi các điểm đột phá trên biểu đồ để tìm kiếm câu trả lời. Nhưng vì điều đó có thể mất quá nhiều thời gian - và tiền bạc - nên họ thường cần tìm kiếm một tín hiệu mạnh ở những nơi khác.

Sau thời điểm giữa tháng 3, tâm lý e ngại rủi ro đã bao phủ phần lớn thị trường với việc hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần, đồng Dollar tăng gần mức cao nhất trong chu kỳ hiện tại và chứng khoán xóa sạch một nửa đợt tăng mới nhất. Mặc dù người ta tự hỏi liệu đây có phải là sự kết thúc của “Reflation Trade” hay chỉ là một trục trặc nho nhỏ, nhưng mức tăng mạnh mẽ của S&P 500 vào cuối tuần trước phần lớn đã trả lời cho câu hỏi đó.

Tuy nhiên, liệu những đợt điều chỉnh giảm gần đây có phải là một dấu hiệu thừa nhận rằng các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây bất ngờ? Dù câu trả lời là gì, bài học có thể là không chỉ cuộc sống thường ngày đang tìm kiếm sự bình thường hóa sau đại dịch mà còn cả thị trường cũng vậy. Các mối tương quan trong sách giáo khoa dường như đang hoạt động trở lại - hoặc ít nhất các nhà đầu tư hy vọng chúng trở nên phù hợp hơn một lần nữa.

Nhưng ngay cả khi thị trường trông có vẻ giống sách giáo khoa, vẫn có một số câu hỏi chưa được giải đáp. Một câu hỏi đã xuất hiện rất nhiều trên các cuộc trò chuyện của tôi là liệu đường cong lợi suất của Hoa Kỳ dốc hơn có phải là vấn đề đối với các đồng tiền của thị trường mới nổi hay không.

Một đại diện cho toàn bộ khu vực các quốc gia mới nổi, đồng Rand Nam Phi, có thể là tài sản phù hợp nhất để đánh giá tâm lý rủi ro trên các thị trường. Và có một con số rõ ràng để giúp các nhà giao dịch: 14.50 ở USD/ZAR.

Biểu đồ đang cho biết: một mô hình “Triple Bottom” về cơ bản đã được hình thành từ cuối năm ngoái xung quanh mức đó, vì vậy người ta có thể tuyên bố nhịp phục hồi sau đại dịch như được thể hiện qua đồng Rand đã kết thúc. Nhìn lại, 14.5038 đại diện cho mức Fibonacci thoái lui 61.8% của mức tăng của đồng Dollar kể từ đầu năm 2018, trong khi 14.4638 là mức Fibonacci thoái lui 38.2% kể từ năm 2011.

Đối với đồng Euro, nó sẽ là quay lại làm trọng tâm một khi dòng tiền cuối quý qua đi. Có thể có điều gì đó để nói mà chúng ta chưa nghĩ đến trước đây và điều đó không liên quan đến các cuộc bầu cử năm tới ở Pháp. Cũng có thể nó chỉ là một điều gì đó cũ kỳ mà chúng ta đã bỏ quên.

Vassilis Karamanis, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ