Chỉ số DXY tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp, vượt mốc 103.00 khi biến động giảm và nỗi lo của thị trường lắng xuống

Thành Duy
Junior editor
Chỉ số DXY phục hồi trong phiên thứ hai liên tiếp trong tuần, vượt mốc 103.00. BoJ đưa ra những thông điệp trái chiều về chính sách tiền tệ của mình.

Đồng USD phục hồi khi tất cả các lớp tài sản sóng yên biển lặng hơn. Nhìn chung, thị trường chứng khoán hoạt động khá tốt và ổn định, biến động giảm; các đồng tiền trú ẩn như Yên Nhật (JPY) và Franc Thụy Sĩ (CHF) giảm trở lại so với đồng USD. Đặc biệt là khi Yên Nhật giảm hơn 1.5% so với đồng USD, là yếu tố đóng góp lớn nhất cho sự phục hồi của chỉ số DXY.
Về mặt dữ liệu kinh tế ngày hôm nay khá êm đềm, điều này dường như đang tạo ra môi trường thuận lợi cho đà phục hồi của các lớp tài sản. Cuộc đấu giá TPCP kỳ hạn 10 năm của Bộ Tài chính Mỹ có thể thu hút nhiều sự chú ý nhất, vì đây là một mức lợi suất tham chiếu quan trọng. Vào cuối ngày, dữ liệu về tín dụng tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 sẽ được công bố.
Chỉ số DXY tiếp tục phục hồi nhẹ khi Yên Nhật suy yếu. Khi nhìn vào USD/JPY, cặp tiền này cho thấy một bức tranh rõ ràng rằng Yên Nhật đã tăng quá nóng so với đồng USD. Mặc dù khó có thể đảo chiều mạnh mẽ, nhưng khả năng đà phục hồi của đồng USD sẽ còn được duy trì trong tuần này
Nhịp đập thị trường: Một ngày yên ắng
- Các nhà giao dịch có lẽ đã khá bất ngờ khi thành viên của BoJ - Shinichi Uchida phát biểu vào sáng nay rằng họ sẽ không tăng lãi suất nếu thị trường bất ổn. Điều này khiến Yên Nhật ngay lập tức giảm 1.0% so với đồng USD.
- Vào lúc 18:00 theo giờ Việt Nam, Hiệp hội các nhà cho vay thế chấp (MBA) đã công bố chỉ số đơn đăng ký thế chấp hàng tuần. Con số trước đó là -3.9%, trong khi con số tuần này là +6.9%.
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan, đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị ECB - Tiến sĩ Olli Rehn cho biết ECB có thể duy trì chu kỳ cắt giảm lãi suất nếu và chỉ khi lạm phát tiếp tục chậm lại.
- Vào lúc 00:00 đêm nay theo giờ Việt Nam, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phát hành TPCP kỳ hạn 10 năm. Lợi suất trước đó là 4.27%, trong khi hiện tại đang dao động quanh 3.90%, tăng mạnh trong tuần này khi các nhà đầu tư rút khỏi trái phiếu và quay trở lại cổ phiếu, nhưng lại là một mức chiết khấu đáng kể.
- Dữ liệu về tín dụng tiêu dùng của Mỹ cho tháng 6 dự kiến được công bố lúc 02:00 ngày mai theo giờ Việt Nam, với dự báo giảm xuống 10 tỷ USD từ mức 11.35 tỷ USD một tháng trước đó.
- Thị trường chứng khoán đang bắt đầu chuỗi ngày khởi sắc, với cả chỉ số Nikkei và Topix của Nhật Bản đều tăng. Chứng khoán châu u và Mỹ đều ghi nhận mức tăng hơn 1% trong ngày trước khi vào phiên Mỹ.
- Công cụ Fedwatch của CME cho thấy xác suất 63.5% cho một đợt cắt giảm lãi suất 50 bps vào tháng 9. Sang cuộc họp tiếp theo vào tháng 11, dự kiến sẽ có một đợt cắt giảm 25 bps khác, xác suất là 55.5%, 17.5% với 50 bps và 27.0% cho việc giữ nguyên.
Phân tích kỹ thuật
Chỉ số DXY đã phục hồi lên mốc 103.00. Nhiều nhà giao dịch giàu kinh nghiệm đã tận dụng đợt giảm điểm hôm thứ Hai để săn hàng và ung dung thưởng thức món cá hồi bơi ngược dòng khi suy thoái ở Mỹ rõ ràng không thực sự là tâm điểm chú ý. Với lịch dữ liệu của Mỹ khá mỏng trong thời gian tới, rủi ro cho bất kỳ dữ liệu kém đáng chú ý nào cũng có vẻ hạn chế và điều này đồng nghĩa với việc chỉ số có cơ hội mở rộng đà phục hồi hơn nữa.
Hiện chỉ số đang giằng co quanh mục tiêu đầu tiên là 103.20, mức thấp của ngày thứ Sáu, đồng thời cũng là đáy tuần trước nhưng đã bị xuyên thủng vào hôm qua. Một khi thành công đóng cửa trên mức này, điểm đến tiếp theo sẽ là mốc tâm lý 104.00, đồng thời cũng là hỗ trợ cứng xuyên suốt trong tháng 6. Nếu chỉ số có thể tiếp tục bứt phá, kháng cự kế tiếp cần lưu ý là SMA 200 ở mức 104.22.
Ở chiều giảm, chỉ báo RSI đi sâu vào vùng quá bán và có dấu hiệu đảo chiều cũng góp phần hạn chế đà giảm thêm. Hỗ trợ gần nhất là mức thấp của ngày 08/03 tại 102.35. Nếu để mất hỗ trợ này, áp lực sẽ gia tăng và đẩy chỉ số về mốc tâm lý 102.00, sau đó là 101.90, vốn là một mức quan trọng trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.
Chỉ số DXY đồ thị ngày
FXStreet