Chia rẽ nội bộ về triển vọng chứng khoán Mỹ dần xuất hiện tại các ngân hàng

Chia rẽ nội bộ về triển vọng chứng khoán Mỹ dần xuất hiện tại các ngân hàng

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:07 07/09/2023

Đà tăng trưởng đáng kinh ngạc của chỉ số S&P 500 trong năm nay đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về những động thái tiếp theo của thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, và ở Phố Wall, những bất đồng lớn nhất thường xuất hiện trong cùng một doanh nghiệp.

Lấy Morgan Stanley làm ví dụ. Tại khối kinh doanh và giao dịch của ngân hàng, chiến lược gia Mike Wilson cho biết chứng khoán Mỹ sẽ giảm hơn 10% trước khi năm 2023 kết thúc. Ở khối quản lý tài sản, nhà quản lý danh mục đầu tư Andrew Slimmon cho rằng chỉ số sẽ đạt mức cao kỷ lục.

Câu chuyện diễn ra tương tự tại BNP Paribas SA và UBS Group AG. Quan điểm của các nhóm nghiên cứu khối kinh doanh ảm đạm hơn nhiều về triển vọng chứng khoán Hoa Kỳ, so với những gì đồng nghiệp khối quản lý đầu tư đưa ra.

Tại Phố Wall, các chiến lược gia từ bên bán - đã viện dẫn hàng loạt đợt tăng lãi suất từ Fed cũng như khoản tiết kiệm cạn kiệt của người tiêu dùng từ đại dịch Covid-19 như các lý do để tránh xa cổ phiếu. Nhưng những bên mua chỉ ra triển vọng cải thiện về lợi nhuận doanh nghiệp.

Slimmon, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Morgan Stanley Investment Management, cho biết: “Nếu bạn là người quản lý danh mục đầu tư, bạn sẽ thấy những lần điều chỉnh tăng lên và nếu bạn không sở hữu những cổ phiếu này, bạn sẽ hối hận mỗi ngày”.

Sự bi quan của một số chiến lược gia phản ánh phần nào dư âm còn sót lại từ năm ngoái, khi nhiều công ty lạc quan với thị trường nhận cú sốc giảm 19% của S&P 500. Bước sang năm 2023, dự báo trung bình bên bán cho thấy chỉ số này sẽ lại giảm trong năm nay, lần đầu tiên dự đoán tổng hợp là tiêu cực kể từ năm 1999.

Wilson - một trong những chuyên gia có quan điểm bi quan nổi tiếng nhất Phố Wall - duy trì mục tiêu S&P 500 tại 3,900, ngụ ý mức tăng trưởng cả năm chỉ đạt 1.6%, ngay cả khi chỉ số chứng khoán Mỹ tăng 16% vào thời điểm này, ở mức khoảng 4,460. Mặc dù thừa nhận rằng mình quá bi quan về cổ phiếu nửa đầu năm nay, chiến lược gia này vẫn không thay đổi quan điểm rằng một chu kỳ bùng nổ và suy thoái sắp diễn ra.

Slimmon lại dự đoán khác, rằng kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận tích cực vào năm 2024 và làn sóng tiền mặt đổ vào cổ phiếu sẽ nâng chỉ số chứng khoán lên 5,000 điểm.

Tại JPMorgan, giám đốc thị trường Marko Kolanovic – người đại diện cho quan điểm nội bộ của ngân hàng – đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc định giá cổ phiếu quá cao, cảnh báo rằng các nhà đầu tư đang đánh giá thấp những tác động kinh tế tiềm tàng từ việc thắt chặt của NHTW cũng như rủi ro địa chính trị.

JPMorgan Asset Management chia sẻ quan điểm rằng đợt phục hồi của các cổ phiếu vốn hóa lớn đã đi quá xa. Tuy nhiên, chiến lược gia thị trường toàn cầu Hugh Gimber nhìn thấy những cơ hội ngoài các công ty lớn nhất, trái ngược với Kolanovic, người đã liên tục cắt giảm phân bổ vốn cổ phần của mình trong năm nay do lo ngại về suy thoái kinh tế.

Tại BNP Paribas, chiến lược gia cổ phiếu Greg Boutle giữ mục tiêu giá cuối năm thấp nhất trên Phố Wall cho đến thứ Ba (5/9) với 3,400 điểm. Greg cho biết vào ngày sau đó rằng đã tăng mục tiêu giá lên 4,150 trước buổi thuyết trình về triển vọng vào cuối tuần này. Lời kêu gọi giảm 7% của anh kể từ đây dựa trên kỳ vọng về cắt giảm thu nhập ước tính khi nền kinh tế chậm lại. Giám đốc bộ phận Cổ phiếu Geoff Dailey kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm và cho rằng đây là tín hiệu tốt cho chứng khoán.

Chứng khoán Mỹ đã giảm trở lại vào đầu tháng 8 khi các nhà đầu tư chấp nhận ý tưởng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Nhưng với dữ liệu báo hiệu khả năng phục hồi liên tục của nền kinh tế, S&P 500 đã phục hồi phần lớn mức giảm trước đó, cao hơn mục tiêu giá trung bình cuối năm là 4,300 từ các chiến lược gia môi giới.

Theo Evgenia Molotova, giám đốc đầu tư cấp cao tại Pictet Asset Management, cho biết với sự phục hồi trong nửa đầu năm, việc các chiến lược gia chuyển sang dự đoán tăng giá hiện nay là rất rủi ro. Về phần mình, cô nói: “Tôi không tin vào những dự đoán về sự ảm đạm liên tục. Nền kinh tế vẫn còn quá mạnh”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ