Chiến tranh tiền tệ quay trở lại?

Chiến tranh tiền tệ quay trở lại?

22:02 09/11/2020

Đồng đô la tiếp tục suy yếu không thể qua mắt các nhà hoạch định chính sách, và những cuộc bàn tán về chiến tranh tiền tệ một lần nữa bùng lên.

Khởi đầu tuần mới với ngày thứ Hai sôi động khi kết quả cuộc bầu cử trở nên rõ ràng hơn cộng với tin tức về vaccine, đồng đô la biến động giật giữa động thái chốt lời và đặt cược cho gói kích thích

Bất chấp có lúc vượt qua mức 104 trong ngày hôm nay, tỷ giá USD/JPY có xu hướng giảm và tiến tới vùng 100 khi giới đầu tư Nhật Bản đổi ngoại tệ về Yên Nhật do lợi suất trái phiếu nước ngoài đang sụt giảm. Sức mạnh của đồng Yên đã nằm trong "tầm ngắm" của BOJ sau khi ngân hàng trung ương cam kết theo dõi các biến động ngoại hối vì tầm quan trọng của ổn định tiền tệ. Trong khi đó, ECB có thể tăng cường can thiệp vào tỷ giá nếu EUR/USD vượt quá mức 1.20, mức cao nhất trong mùa hè.

Các nhà hoạch định chính sách gần đây đã nêu rõ ưu tiên làm suy yếu của tiền tệ để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng và triển vọng lạm phát. Việc RBA tung ra gói QE được dự đoán một phần do "tác động kích thích" của tỷ giá hối đoái suy yếu hơn, trong khi việc kéo dài thời gian mua vào trái phiếu cho tới năm 2021 có thể châm ngòi cho cuộc đua tới đáy của các đồng tiền.

Với khả năng Fed tiếp tục nới lỏng trong bối cảnh bế tắc tài khóa, đồng Đô la vẫn sẽ giảm giá mặc dù các dấu hiệu cho thấy chi tiêu kích thích của Hoa Kỳ khiêm tốn hơn so với dự định của đảng Dân chủ. Điều đó sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu phải tìm mọi cách để hạn chế sức mạnh của các đồng tiền. Diễn đàn thường niên của ECB trong tuần này sẽ mang đến nhiều cơ hội để làm việc đó, và không loại trừ những ý định có thể được khơi mào về một cuộc chiến tranh tiền tệ. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới

Một diễn biến đáng quan ngại đang dần hiện hữu khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng gây áp lực lên thị trường tài chính: Trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong giai đoạn biến động - đang bất ngờ đánh mất tính hấp dẫn vốn có của mình.
Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall

Thị trường tài chính toàn cầu quay đầu giảm mạnh sau vài giờ lạc quan ngắn ngủi, khi Nhà Trắng tái khẳng định sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Trump có thể chấp nhận rủi ro suy thoái toàn cầu để tái định hình trật tự thương mại.
Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?

Cuộc chiến thương mại đang leo thang với tốc độ đáng báo động. Ngày 8/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng" đối mặt với những đe dọa mới từ Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ vài giờ trước đó, sau khi Bắc Kinh đã cam kết đáp trả ngang bằng biện pháp thuế quan 34% của Washington. Với mức tăng này, thuế suất của Trung Quốc áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng vọt lên 70%. Cùng ngày, Nhà Trắng xác nhận sẽ phản công bằng mức thuế quan lên tới 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 9/4.
Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu

Thị trường đang dần lấy lại sự bình tĩnh và nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn. Nhiều quốc gia mong chờ muốn xây dựng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, họ công nhận rằng mình không thể tách rời khỏi sức mạnh kinh tế của siêu cường này. Đồng thời, một bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, với việc Tổng thống Trump kiên quyết thúc đẩy các cuộc đối thoại trực tiếp nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện.
Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.