Chính sách không khoan nhượng Covid-19 'bóp nghẹt' các cảng ở Trung Quốc

Chính sách không khoan nhượng Covid-19 'bóp nghẹt' các cảng ở Trung Quốc

16:05 18/08/2021

“Chính sách 'không khoan nhượng' của Trung Quốc là một cách đối phó hiệu quả đối với dịch bệnh, nhưng cũng mang lại không ít ảnh hưởng tiêu cực đối với chuỗi cung ứng”, theo Dawn Tiura, giám đốc điều hành của Sourcing Industry Group, một hiệp hội sản xuất có trụ sở tại Mỹ.

Một vài cảng biển tại Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn, khi các tàu hàng có lịch cập bến tại cảng Ninh Ba bắt buộc phải chuyển hướng và quá trình bốc dỡ hàng hóa đang diễn ra tương đối chậm, một phần xuất phát từ các biện pháp khử trùng ngặt nghèo dưới chủ trương “không khoan nhượng” đối với dịch Covid-19 của Bắc Kinh. 

Hôm 17/8, hơn 50 tàu container được yêu cầu dừng chờ ngoài khơi cảng Ninh Ba, cảng biển lớn thứ 2 tại Trung Quốc, theo dữ liệu từ Refinitiv. Con số này ghi nhận vào ngày 10/8 chỉ là 28 tàu, thời điểm một ca bệnh Covid-19 được phát hiện trong một phân khu của cảng biển này. 

Các tập đoàn vận tải quốc tế lớn đã cảnh báo khách hàng về khả năng trì hoãn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và các thay đổi trong lịch trình có thể được thực hiện. Ít nhất 14 tàu được vận hành bởi CMA CGM, 5 tàu của Maersk và 4 tàu của hãng Hapag-Lloyd buộc phải bỏ qua cảng Ninh Ba, trong khi đó, nhiều tàu khác đã phải thay đổi lại lịch trình, các tập đoàn này chia sẻ. 

Nền kinh tế Trung Quốc đang đánh mất đi đà tăng trưởng do phải áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế phòng chống Covid-19, bên cạnh đó là việc các chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vốn gây ra bởi sự mâu thuẫn giữa làn sóng gia tăng mua sắm của người dân và tình trạng thiếu hụt container rỗng, tắc nghẽn tại các cảng biển. Việc hàng hóa đang bị ùn ứ tại các trung tâm vận tải lớn của Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây đang góp phần làm trầm trọng thêm tình hình.

Bộ Giao thông - Vận tải Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các cảng biển phải thành lập tổ công tác đặc biệt để tiếp nhận các tàu hàng nước ngoài, yêu cầu các thủy thủ đoàn phải có chứng nhận sức khỏe hoặc xét nghiệm âm tính với Covid-19, trước khi cho phép họ thực hiện bốc dỡ hàng hóa. 

Nhiều cảng biển cũng đặt ra các quy định riêng, với một số đơn vị bổ sung thêm loạt biện pháp phòng dịch đối với các tàu hàng đã đi qua các khu vực có nguy cơ cao, ví dụ như Ấn Độ và Nga, trong khoảng thời gian 21 ngày trước đó. 

“Chính sách 'không khoan nhượng' của Trung Quốc là một cách đối phó hiệu quả đối với dịch bệnh, nhưng cũng mang lại không ít ảnh hưởng tiêu cực đối với chuỗi cung ứng”, theo Dawn Tiura, giám đốc điều hành của Sourcing Industry Group, một hiệp hội sản xuất có trụ sở tại Mỹ.

“Quãng thời gian này là tương đối khó khăn khi trước mắt là mùa mua sắm chuẩn bị cho năm học mới, khi mọi người bắt đầu trở lại văn phòng làm việc, và xa hơn là mùa mua sắm cuối năm”. 

Công ty điều hành cảng Ninh Ba - Chu Sơn đã đưa ra thông báo vào tối muộn hôm 16/8 rằng công suất bốc dỡ hàng hóa của đơn vị này đã phục hồi tới 90% công suất thực tế, so với trong tháng 7. Bên cạnh đó, họ cũng đang rất nỗ lực nhằm hạn chế các tác động gây ra bởi việc một phân khu, vốn chiếm tới 20% công suất hoạt động của toàn bộ cảng Ninh Ba, buộc phải dừng hoạt động sau khi một ca bệnh được phát hiện tại đây trong tuần trước. 

Các tàu hàng có lịch trình bốc xếp hàng hóa tại phân khu cảng này đã và đang được hướng dẫn chuyển hướng sang các cảng biển gần đó. Cảng Thượng Hải hiện có 34 tàu đang chờ tại khu vực neo đậu, tăng 7 tàu so với ngày 10/8, trong khi đó, số lượng tàu đang chờ tại cảng Hạ Môn, cách cảng Ninh Ba 700 km về phía nam, cũng đã tăng lên 18 tàu vào hôm 17/8. Trước đó, số tàu chờ tại đây chỉ là 4 tàu. 

“Hàng hóa đang chất đống tại các cảng biển trong khoảng thời gian gần đây do sự thiếu hụt lực lượng lao động, trong khi đó, khối lượng hàng hóa chuyên chở cũng ngày một tăng cao”, theo một đơn vị vận hành tàu biển tại thành phố cảng Liên Vân, phía đông Trung Quốc. 

“Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Luồng luân chuyển và nguồn cung ứng hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu như quốc gia này cho đóng cửa hoặc đóng cửa một phần một hoặc một số cảng biển”, theo Richard Lebovitz, giám đốc điều hành của LeanDNA, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng tại Mỹ. 

Chỉ số Container toàn cầu của Freightos Baltic, một chỉ số theo dõi chi phí vận tải trung bình của 12 tuyến vạn tải contaier chính của thế giới, đã tăng lên mức cao kỷ lục 9.770 USD/container 40-feet, trong tuần này. 

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế

Phim mafia là một trong những đóng góp nổi bật của nước Mỹ cho văn hóa thế giới. Nhưng ít ai ngờ cách hành xử của giới tội phạm lại được áp dụng tại Nhà Trắng. Donald Trump đang điều hành thương mại và ngoại giao theo phong cách “Bố già” – pha trộn giữa sự đe dọa và ban ơn.
Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?

Trong bài phát biểu nhậm chức 8 năm trước, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến "sự tàn phá của nước Mỹ". Giờ đây, ông đang gieo rắc điều tương tự khắp nền kinh tế thế giới. Vấn đề mà Trump từng tuyên bố chỉ mình ông có thể khắc phục đã được chính ông lan rộng ra toàn cầu.
Bắc Kinh tuyên bố "quyết đấu đến cùng" trước nguy cơ đối mặt thuế quan bổ sung 50% từ chính quyền Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bắc Kinh tuyên bố "quyết đấu đến cùng" trước nguy cơ đối mặt thuế quan bổ sung 50% từ chính quyền Trump

Trung Quốc đã cam kết "chiến đấu đến cùng" nếu Hoa Kỳ tiến hành kế hoạch tăng thuế quan, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Ba khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện đe dọa áp thêm 50% thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trái phiếu và vàng đồng loạt giảm: Dấu hiệu khủng hoảng lan rộng trên thị trường tài chính Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trái phiếu và vàng đồng loạt giảm: Dấu hiệu khủng hoảng lan rộng trên thị trường tài chính Mỹ ?

Tuần trước, Nhà Trắng nói rằng thị trường sẽ có dịp “phản ứng” sau khi ông Donald Trump công bố các loại thuế mới trong chính sách thương mại của mình. Và đúng là thị trường đã phản ứng — nhưng theo cách rất tiêu cực. Các mức thuế mới mà ông Trump đưa ra đã khiến thị trường tài chính rơi vào tình trạng hỗn loạn và bất ổn nghiêm trọng trên toàn cầu.
Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan

Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu cao chưa từng có lên hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ, kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ vào cuộc để “cứu nguy” nền kinh tế đang ngày càng trở nên mong manh có thể là quá lạc quan. Câu hỏi đặt ra lúc này không còn là liệu thiệt hại có xảy ra hay không, mà là: mức độ tàn phá sẽ nghiêm trọng đến đâu.
Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?

Thông thường, khi thị trường lao dốc, chúng ta thường cảm thấy lo lắng vì điều này cho thấy ngay cả những nhà đầu tư bình tĩnh nhất cũng có thể nhanh chóng rơi vào hoảng loạn. Nhưng hiện nay, điều khiến chúng ta lo ngại nhất chính là việc làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư dường như dựa trên những lý do hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ