Chủ tịch Fed Chicago: Mục tiêu lạm phát 2% đang trong tầm tay

Chủ tịch Fed Chicago: Mục tiêu lạm phát 2% đang trong tầm tay

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

07:22 12/07/2024

Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết hôm thứ 5 rằng lạm phát tại Mỹ có vẻ như đang trên đà đến mục tiêu 2% sau đợt tăng bất ngờ vào đầu năm nay, ông đang tự tin rằng thời điểm sẽ sớm “chín muồi” để Fed có thể cắt giảm lãi suất.

Ông Goolsbee nói với các phóng viên trong một cuộc phỏng vấn nhóm tại ngân hàng: “Tôi tin rằng lạm phát đang thực sự trên đà quay trở lại mức mục tiêu 2%”.

CPI bất ngờ giảm 0.1% trong tháng 6 so với tháng 5 là một điều “tuyệt vời”, đồng thời số liệu tháng 5 cũng cho thấy lạm phát cao hơn dự kiến ​​trong tháng 1 chỉ là một “cú vấp” chứ không phải là sự đảo ngược tiến độ, theo ông Goolsbee.

Báo cáo hôm thứ 5 cũng cho thấy lạm phát giá nhà ở và tiền thuê nhà cũng đã giảm - điều được cho là “rất đáng khích lệ".

Ông Goolsbee từ chối cho biết liệu ông có ủng hộ việc cắt giảm lãi suất khi Fed họp lần tiếp theo để quyết định chính sách vào ngày 30-31/7 hay không.

Tuy nhiên, ông nói rằng việc Fed duy trì lãi suất ổn định trong khoảng 5.25% -5.5% kể từ tháng 7 năm ngoái khiến nền kinh tế ngày càng bị thắt chặt.

Ông Goolsbee nói: “Fed đang thắt chặt chính sách ở mức đỉnh trong nhiều thập kỷ. Mỗi khi nền kinh tế trở nên quá nóng, họ cần phải thắt chặt chính sách. Tuy vậy, kinh tế Mỹ đang dần hạ nhiệt trong thời gian qua."

Ông nói, thị trường lao động đang hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn còn mạnh mẽ và cho biết thêm rằng đây không phải là sự khởi đầu của một cuộc suy thoái.

Ông nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo nền kinh tế đang chậm lại, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.1% vào tháng trước và tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng. Nhưng vì đại dịch đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nên rất khó để biết chính xác những dấu hiệu cảnh báo đó có thể báo trước điều gì.

Ông Goolsbee cho biết, việc duy trì lãi suất cao mà không cắt giảm ngay cả khi lạm phát hạ nhiệt, Fed đang làm cho các điều kiện tài chính trở nên thắt chặt hơn, cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Ông cho biết, sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu để đưa ra các động thái tiếp theo. Ông nói: “Tôi không phải là người thích cam kết trước.”

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này

Vàng tiếp tục lập kỷ lục cao mới trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi nhu cầu về trạm sạc xe điện và sự phát triển năng lượng gió tại Mỹ tăng mạnh. Giá xăng tại Mỹ giảm nhưng chưa đạt mục tiêu của Tổng thống Trump, và dự trữ đậu nành của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump

Trong bối cảnh chính quyền Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan khắt khe chưa từng có đối với hàng hóa Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Đông Nam Á làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2025.
Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước khả năng đồng USD suy yếu đã đạt mức cao nhất trong năm năm, khi chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm suy giảm niềm tin vào đồng bạc xanh. Chỉ số quyền chọn đối với USD đã lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 0, cho thấy xu hướng giảm giá của đồng USD.
Châu Âu đối diện quyết định quan trọng: Liên minh với Mỹ hay Trung Quốc?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đối diện quyết định quan trọng: Liên minh với Mỹ hay Trung Quốc?

Không còn ai nghi ngờ về ý định của Tổng thống Donald Trump trong việc phá bỏ hệ thống kinh tế quốc tế mà Mỹ đã dày công xây dựng kể từ sau Thế chiến thứ hai. Điều khiến thế giới bối rối lúc này là: điều gì sẽ thay thế hệ thống đó? Một số phát biểu từ chính quyền Trump đã hé lộ phần nào hình hài của một liên minh kinh tế và an ninh mới do Mỹ dẫn dắt, nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn nằm ở châu Âu.
Doanh nghiệp Mỹ 'khốn đốn' dưới thời Trump: Thách thức từ một chính quyền khó lường
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Doanh nghiệp Mỹ 'khốn đốn' dưới thời Trump: Thách thức từ một chính quyền khó lường

Khi thị trường tài chính liên tục biến động, các tỷ phú Mỹ đã bắt đầu lên tiếng – điều hiếm thấy kể từ khi Donald Trump trở lại chính trường. Làn sóng phản ứng không chỉ nhắm vào các chính sách kinh tế, mà còn thể hiện sự lo ngại sâu sắc về môi trường kinh doanh dưới chính quyền Trump.
Nixon 1971 và Trump 2025: Hai cơn 'địa chấn' làm đảo lộn kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nixon 1971 và Trump 2025: Hai cơn 'địa chấn' làm đảo lộn kinh tế toàn cầu

Những tác động lâu dài của chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống Trump là gì? Dù hiện nay đang có một khoảng lặng tạm thời, nhưng câu hỏi này vẫn khiến giới đầu tư quan tâm. Nhìn lại một sự kiện lớn trong quá khứ – “cú sốc Nixon” năm 1971 – có thể mang đến những gợi ý đáng giá.