Chứng khoán châu Á khởi sắc, đồng USD lập đỉnh 2 năm giữa tâm điểm lãi suất Mỹ và Donald Trump

Chứng khoán châu Á khởi sắc, đồng USD lập đỉnh 2 năm giữa tâm điểm lãi suất Mỹ và Donald Trump

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:27 03/01/2025

Vượt qua giai đoạn khởi đầu ảm đạm của năm 2025, sắc xanh đã lan toả trên thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Đồng USD duy trì ở mức gần ngưỡng cao nhất 2 năm so với rổ tiền tệ chính, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại việc Mỹ duy trì lãi suất cao kéo dài.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không gồm Nhật Bản) tăng 0.38%, dẫn đầu bởi thị trường Hàn Quốc. Dù vậy, chỉ số này đang hướng đến mức giảm gần 1% trong tuần, sau khi đã tăng 8% trong năm 2024. Thị trường Nhật Bản nghỉ giao dịch cả tuần.

Chứng khoán Trung Quốc chật vật hồi phục trong phiên thứ Sáu sau cú lao dốc hôm thứ Năm, phản ánh những lo ngại gia tăng về nền kinh tế nước này cùng khả năng xảy ra chiến tranh thương mại khi Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai trong vài tuần tới.

Chỉ số blue-chip CSI 300 của Trung Quốc giảm 0.21%, hướng đến tuần giảm mạnh nhất trong gần một năm. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0.58%.

Lợi suất trái phiếu dài hạn Trung Quốc tiếp đà giảm, khi trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm và 30 năm đều giảm 3 bps, chạm mức thấp kỷ lục.

Chia sẻ về tình hình thị trường, ông Ben Bennett - Chiến lược gia đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Legal and General Investment Management - nhận định: "Thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới luôn là giai đoạn thách thức đối với thị trường cổ phiếu, và những biến động bất thường hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh thanh khoản thấp."

Vị chuyên gia này cũng bổ sung: "Chúng ta không nên vội vàng đánh giá triển vọng thị trường dựa trên diễn biến hiện tại. Tuy nhiên, sự mạnh lên của đồng USD cùng với xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu chắc chắn sẽ tạo áp lực lên tâm lý thị trường trong thời gian tới. Các nhà đầu tư cổ phiếu đang kỳ vọng vào một sự thay đổi tích cực trong tương lai gần."

Phiên giao dịch các thị trường chứng khoán châu Âu được dự báo mở cửa trong không khí thận trọng, với HĐTL Eurostoxx 50 suy giảm 0.14%, trong khi HĐTL DAX (Đức) và FTSE hầu như đi ngang.

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ vào phiên thứ Năm, dù đã có khởi đầu tích cực. Đáng chú ý là cổ phiếu Tesla giảm sâu 6.1% sau thông tin lần đầu tiên ghi nhận sụt giảm về doanh số giao xe trong năm.

Tâm lý ảm đạm hiện nay là hệ quả từ những diễn biến tiêu cực cuối năm 2024, làm phai nhạt đà tăng ấn tượng kéo dài suốt năm qua - vốn được thúc đẩy bởi kỳ vọng tăng trưởng từ trí tuệ nhân tạo, dự báo Fed cắt giảm lãi suất, và gần đây nhất là triển vọng về chính sách nới lỏng quy định từ chính quyền Trump sắp tới.

Tuy nhiên, Fed đã khiến thị trường bất ngờ trong tháng trước khi dự báo số đợt cắt giảm lãi suất thấp hơn dự kiến, cùng với đó là mối lo ngại về tính lạm phát trong các chính sách của Trump. Điều này đẩy lợi suất trái phiếu lên cao, giúp đồng USD mạnh lên và tạo áp lực lên thị trường cổ phiếu.

Ông Vasu Menon, Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư OCBC, nhận định rằng dù chương trình nghị sự thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ doanh nghiệp của ông Trump có thể củng cố nền kinh tế Mỹ, phần còn lại của thế giới có thể đối mặt thách thức do khả năng áp thuế và đồng USD mạnh lên.

"Điều này lý giải sự thận trọng và chờ đợi trên thị trường, nhất là sau kết quả đầu tư tích cực trong hai năm vừa qua."

Thời kỳ thống trị của đồng USD

Số liệu mới nhất cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống 211,000 trong tuần trước - mức thấp nhất trong 8 tháng. Con số này phản ánh tỷ lệ sa thải thấp vào cuối năm 2024 và chứng tỏ thị trường lao động vẫn vững mạnh.

Đây là tín hiệu tích cực cho kinh tế Mỹ. Nhà đầu tư sẽ tập trung theo dõi số liệu việc làm và lạm phát cuối tháng này để đánh giá mức độ thận trọng trong chính sách cắt giảm lãi suất của Fed.

Các trader hiện định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 44 bps trong năm nay, thấp hơn mức 50 bps mà Fed đưa ra hồi tháng 12.

Chỉ số USD - đo lường sức mạnh đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt - đạt 109.14, chỉ thấp hơn đỉnh hai năm 109.54 được thiết lập vào thứ Năm. Chỉ số này đã tăng 7% trong năm 2024 khi giới đầu tư điều chỉnh kỳ vọng về lãi suất.

Đồng EUR chịu tổn thất nặng nề trước sức mạnh USD, với tỷ giá EUR/USD giảm 0.86% trong phiên trước xuống 1.0224 - mức thấp nhất hơn hai năm. Trong phiên thứ Sáu, tỷ giá EUR/USD đạt 1.0271, hướng tới mức giảm tuần 1.6% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11.

Tỷ giá USD/JPY giao dịch ở mức 157.29, vẫn duy trì gần đỉnh 158.09 được thiết lập hồi tháng 12. Đồng Yên đã giảm hơn 10% trong năm ngoái, đánh dấu năm giảm thứ tư liên tiếp.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu tăng nhẹ nhờ triển vọng tích cực về kinh tế và nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sau cam kết thúc đẩy tăng trưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dầu Brent tăng 0.16% lên 76.05 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 0.18% lên 73.25 USD/thùng.

Giá vàng ổn định ở mức 2,656 USD/oz, sau khi tăng 27% trong năm 2024. Đây là thành tích tốt nhất của kim loại quý này kể từ năm 2010.

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ