Chuyên gia IMF: Fed vẫn chưa cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất

Chuyên gia IMF: Fed vẫn chưa cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:09 17/07/2024

Dữ liệu lạm phát hạ nhiệt đang cho phép Fed bắt đầu cân nhắc việc nới lỏng lãi suất, nhưng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, giúp họ không cần phải vội vàng đưa ra quyết định, chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Pierre-Olivier Gourinchas cho biết.

Gourinchas cho biết Fed vẫn nên nên đợi thêm một chút nữa để đảm bảo không có bất ngờ nào nữa đối với lạm phát như trong quý đầu tiên, đã trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của họ.

"Với những tin tốt về lạm phát, Fed chắc chắn sẽ cần phải xem xét những gì đang diễn ra trên thị trường lao động và muốn đảm bảo rằng họ không lạm dụng chính sách tiền tệ thắt chặt", Gourinchas cho biết.

"Họ có thể tiếp tục chờ đợi, rồi xem một số báo cáo bổ sung sẽ ra sao, rồi điều chỉnh lộ trình lãi suất dựa trên dữ liệu đó".

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết những dữ liệu về lạm phát trong quý II "làm tăng thêm phần tự tin" rằng tốc độ tăng giá đang quay trở lại mục tiêu của Fed theo cách bền vững. Những chỉ số này bao gồm mức giảm hàng tháng đầu tiên của chỉ số CPI trong bốn năm vào tuần trước.

Gourinchas cho biết ông vẫn dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay, nhưng từ chối dự đoán thời điểm Fed hành động.

IMF dự đoán lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2% của Fed trong nửa đầu năm 2025 vì vậy Gourinchas cho biết Fed có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến.

Thị trường tài chính đã bắt đầu kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào đầu năm nay, nhưng Gourinchas cho biết lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ đã dai dẳng hơn dự kiến, làm chậm lại con đường giảm lạm phát.

Ông cho biết ông vẫn còn một số lo ngại về việc tăng lương, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nói thêm rằng Fed đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này.

Gourinchas thừa nhận rằng dữ liệu về lạm phát trong tháng 6 là tích cực, nhưng nhấn mạnh Fed vẫn cần thận trọng và chờ đợi thêm các báo cáo cho tháng 7 và tháng 8 trước khi đưa ra kết luận chắc chắn về xu hướng lạm phát.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?

Trong mọi cuộc xung đột, việc củng cố mối quan hệ với đồng minh luôn là yếu tố then chốt. Đối với Donald Trump, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cuộc chiến thương mại hiện tại. Một số cố vấn thân cận đã nhận thức rõ điều này: Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đang tận dụng "khoảng thời gian hoãn 90 ngày" mà ông đạt được từ Tổng thống để củng cố quan hệ với các đối tác nhằm bao vây Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai vàng lập kỷ lục mới, nhưng khó trụ vững trước sức ép của đồng bạc xanh
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai vàng lập kỷ lục mới, nhưng khó trụ vững trước sức ép của đồng bạc xanh

Hợp đồng tương lai vàng đã tạm thời vượt ngưỡng 3,500 USD/ounce trước khi quay đầu giảm do sức mạnh của USD và đà phục hồi của thị trường chứng khoán gây áp lực giảm lên kim loại quý. Hợp đồng chuẩn kỳ hạn tháng 6 đã thiết lập đỉnh phiên lịch sử 3,509.90 USD trong phiên giao dịch qua đêm trước khi suy giảm 43.10 USD vào cuối phiên.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho đàm phán thuế với Mỹ nhằm bảo vệ xuất khẩu và tránh ảnh hưởng đến các thị trường khác. Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết thương mại công bằng, đồng thời đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ. Trong thế lưỡng nan giữa Mỹ và Trung Quốc, Hà Nội đang duy trì thế cân bằng ngoại giao một cách khéo léo.
Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"

Châu Âu đang đối mặt với thách thức hiện đại hóa quốc phòng giữa lúc ngân sách hạn hẹp và nguy cơ an ninh gia tăng. Việc tăng chi tiêu là cần thiết, nhưng không đủ nếu thiếu một nhân vật có tầm nhìn chiến lược để điều phối, tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy hợp tác quân sự xuyên biên giới. Một “tổng tư lệnh quốc phòng” châu Âu có thể là chìa khóa để biến cam kết thành hành động thực chất.
Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?

Giới chức Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn trước tiến độ chậm chạp của tiến trình hòa bình tại Ukraine. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở sự miễn cưỡng bất thường của họ trong việc gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thực hiện những nhượng bộ đáng kể. Trong bối cảnh Hoa Kỳ không sẵn lòng hành động, các quốc gia châu Âu cần phải chủ động đảm nhận vai trò này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ