Cú twist kinh tế: Khi những kẻ chỉ trích Fed bỗng... quay xe

Cú twist kinh tế: Khi những kẻ chỉ trích Fed bỗng... quay xe

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:52 19/07/2024

Trong lịch sử, nhiều người chỉ trích Fed vì án binh bất động trước mối đe dọa lạm phát trong năm 2021 và 2022. Điều kỳ lạ là, họ lại quay xe im lặng ở thời điểm hiện tại khi kịch bản cũ có thể lặp lại. Nhưng lần này là do Fed chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất trước dữ liệu lạm phát yếu hơn và thị trường lao động hạ nhiệt.

Quay trở lại năm 2021, hàng loạt nhà phê bình đã chỉ trích Fed vì không có những biện pháp chủ động và nhìn xa trông rộng đối với mối đe dọa lạm phát đang nổi lên. Điều đáng chú ý là nhiều người trong số họ hiện đã im lặng trước nguy cơ Fed có thể một lần nữa bị mắc kẹt, lần này là do không cắt giảm lãi suất đủ sớm trước tình trạng lạm phát yếu hơn và thị trường lao động đang hạ nhiệt.

Lawrence Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, có lẽ là nhà phê bình nổi bật nhất về Fed "tụt hậu" cách đây vài năm. Mới chỉ vài tháng trước, ông vẫn cảnh báo về việc cắt giảm lãi suất và đưa ra ý tưởng rằng động thái tiếp theo của NHTW có thể là tăng lãi suất. Tuy nhiên, Summers không phải là trường hợp cá biệt, khoảng một phần ba các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự đoán sẽ có một hoặc không có đợt cắt giảm nào trong năm nay.

Hãy xem xét các tiền lệ chính sách tiền tệ, vốn đưa ra các đề xuất về lãi suất quỹ liên bang dựa trên các biến số kinh tế tiêu chuẩn. Fed được chỉ ra rằng đã tụt hậu vào năm 2021 và 2022, bốn trong số năm quy tắc chính sách phổ biến - bao gồm cả Quy tắc Taylor cổ điển năm 1993 - hiện đề xuất mức lãi suất chính sách thấp hơn phạm vi hiện tại là 5.25% - 5.5%. Chỉ số PCE cho thấy lạm phát năm qua chỉ ở mức khoảng 2.6%, chưa bằng một nửa mức đỉnh 5.6% vào tháng 2/2022. Mặc dù về mặt kỹ thuật vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed, nhưng lập trường chính sách hiện tại ngụ ý quá nhiều loại thuốc đối với một căn bệnh tương đối nhẹ.

Trong số các lãnh đạo hàng đầu của Fed, mục tiêu chính sách tiền tệ hướng tới tương lai là không có gì gây tranh cãi. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể đưa chính sách tương lai vào thực tiễn trong khi vẫn bị ràng buộc bởi dữ liệu quá khứ. Đây là cách Chủ tịch Jerome Powell cố gắng giải thích về “điệu nhảy” này tại một sự kiện của Câu lạc bộ Kinh tế Washington, trong cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình của Bloomberg và Đồng Chủ tịch Carlyle David Rubenstein:

Rubenstein: Fed đã đặt mục tiêu lạm phát là 2%. Giờ đây, ông có thể làm rõ không? Điều đó có nghĩa là tỷ lệ lạm phát phải ở mức 2% trước khi ông sẵn sàng hành động, nếu ông đã sẵn sàng? Hay nó phải nằm trong tầm nhìn? Và "nằm trong tầm nhìn" nghĩa là gì?

Powell: Khi chúng tôi thay đổi lãi suất, điều này sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính. Việc thắt chặt này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế - cụ thể là tăng trưởng, thị trường lao động và cuối cùng là lạm phát. Tuy nhiên, những tác động này thường xuất hiện chậm và không đồng đều, như nhà kinh tế Milton Friedman đã từng nói. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta chờ đợi cho đến khi lạm phát giảm xuống đúng 2% mới hành động, thì có thể chúng ta đã chờ quá lâu.

Bởi vì các biện pháp thắt chặt mà chúng ta đang thực hiện vẫn đang có tác động và có thể sẽ đẩy lạm phát xuống dưới 2%. Vì vậy, chúng tôi đã nói rõ rằng sẽ không chờ đợi lạm phát giảm xuống chính xác 2% mới hành động. Mục tiêu của chúng tôi trong thời gian qua là muốn có sự tin tưởng cao hơn rằng lạm phát đang giảm bền vững về mức 2%. Và điều làm tăng sự tin tưởng đó là có thêm nhiều dữ liệu lạm phát tích cực. Gần đây chúng tôi đã nhận được một số dữ liệu như vậy.

Phải công nhận rằng Powell đã xử lý rất tốt các rủi ro kể từ giữa năm 2022. Ông xứng đáng được ghi nhận vì đã đưa nền kinh tế Mỹ vào vị thế có thể đạt được một cuộc hạ cánh mềm hiếm có. Tuy nhiên, ông vẫn cần phải duy trì điều này, và có một số vấn đề với "bài kiểm tra" mà ông đã mô tả.

Thứ nhất, vẫn còn chỗ để tranh luận về mức lạm phát cơ bản thực tế hiện nay. Con số thường được nhắc đến là tỷ lệ so với cùng kỳ năm trước, tất nhiên, phụ thuộc vào hiệu ứng cơ sở từ 12 tháng trước đó. Trên cơ sở quy năm 3 tháng, lạm phát PCE lõi dường như đã dưới 2%, dựa trên ước tính của Bloomberg Economics cho dữ liệu tháng 6 chưa được công bố. Nhiều người trong chúng ta cũng cho rằng toàn bộ các chỉ số liên quan đến lạm phát có vẻ giống như tin tức cũ. Nếu không tính đến các chỉ số đó, lạm phát PCE lõi so với cùng kỳ năm trước sẽ dưới 2%. Vì vậy, ta không nên chỉ sử dụng riêng những phân tích dữ liệu đó, ta cần xem xét chúng tại những thời điểm chuyển biến quan trọng như hiện nay.

Lạm phát có nhiều hình thái, và một số cho thấy chúng ta đã đạt mục tiêu.

Thứ hai, vẫn còn chỗ để tranh luận về việc chính xác thì điều gì sẽ khiến Fed "tự tin hơn rằng lạm phát đang giảm bền vững" về mục tiêu. Giọng điệu của Powell đáng được đánh giá cao vì nhiều người đã bị đánh lừa bởi những cải thiện trước đó trong dữ liệu lạm phát. Nhưng vừa có ba báo cáo tuyệt vời. Và dữ liệu chính phủ giờ đây đã đạt mục tiêu trong khoảng 8 trong 12 tháng qua, giảm tầm quan trọng của những con số quý một không mấy tích cực. Trong một chuỗi dữ liệu vốn không hoàn hảo và nhiễu, điều đó có thể được xem là đủ.

Một số nhà phân tích ủng hộ việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 kể từ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng hoàn hảo vào ngày 11 tháng 7. Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngờ rằng Fed sẽ lắng nghe, chủ yếu vì họ đã tự thuyết phục mình rằng họ có thể vừa "hướng tới tương lai" vừa "phụ thuộc vào dữ liệu". Fed dường như tin rằng họ phải mất hàng tuần để chuẩn bị cho thị trường về động thái đầu tiên của họ thông qua các tín hiệu khói tinh tế trong tuyên bố chính sách và có thể thông qua một loạt bài phát biểu - điều này có thể đánh giá thấp thị trường hiện đại.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng trong mỗi tháng của ba tháng qua. Chắc chắn, sự “trôi dạt” của thất nghiệp chủ yếu là do những người mới tham gia thị trường lao động, những người quay trở lại và việc tuyển dụng tương đối yếu, và sa thải vẫn ở mức rất thấp. Nhưng lịch sử đã cho thấy rằng rắc rối trên thị trường lao động có thể tăng nhanh chóng. Vậy tại sao lại mạo hiểm vào tính hình này?

Tốc độ tuyển dụng đã giảm xuống dưới mức "bình thường" trước đại dịch.

Một đợt cắt giảm tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 có lẽ sẽ không phải là ''tận thế'', nhưng việc chờ đợi làm tăng nguy cơ cơ hội có thể không còn. Trong một ghi chú ngày 15 tháng 7 có tựa đề "Tại sao chờ đợi?", Jan Hatzius, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Goldman Sachs Group, cũng nhận xét rằng dữ liệu lạm phát - mặc dù hiện đang khả quan - về bản chất là không ổn định. Nếu các nhà hoạch định chính sách chờ đợi, ông cho rằng họ có thể thấy dữ liệu sẽ không thuận lợi, và việc giảm lãi suất có thể "khó giải thích”. Vậy thì sao, tháng 11? Hatzius cũng lưu ý rằng cuộc họp tháng 9 sẽ diễn ra ngay trước cuộc bầu cử tổng thống, và các nhà hoạch định chính sách có thể muốn tránh cảm giác họ đang can thiệp vào cán cân.

Cuối cùng, họ không nên mắc kẹt trong việc chờ đợi một cơ hội hoàn hảo có thể không bao giờ đến. Hatzius tóm tắt: "Nếu lý do cho việc cắt giảm là rõ ràng, tại sao lại chờ thêm bảy tuần nữa mới thực hiện?"

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.
Đã đến lúc nhà đầu tư chú ý hơn đến trái phiếu Eurozone?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đã đến lúc nhà đầu tư chú ý hơn đến trái phiếu Eurozone?

Đồng USD đang mất đi vị thế là nơi trú ẩn an toàn cho mọi mục đích, điều này được nhấn mạnh bởi việc Moody’s gần đây đã hạ bậc xếp hạng tín dụng AAA cuối cùng còn lại của Mỹ từ một trong ba hãng lớn. EU hiện có cơ hội duy nhất để tận dụng sự nghi ngờ của nhà đầu tư và thúc đẩy đồng euro trở thành đồng tiền dự trữ, một động thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Đã đến lúc phá bỏ điều cấm kỵ về việc phát hành nợ chung của EU được bảo đảm bởi các quốc gia thành viên.
Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhận định đồng Euro có thể trở thành đối trọng của USD nếu EU tăng cường thị trường vốn, cải cách nội khối và củng cố vai trò an ninh. Tuy nhiên, các trở ngại như thiếu tài sản an toàn và chia rẽ về tài khóa vẫn cản trở tiến trình hội nhập tài chính sâu rộng. Nếu vượt qua, khu vực Eurozone sẽ hưởng lợi từ chi phí vay thấp hơn và khả năng tự chủ tài chính lớn hơn.
USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ

Đồng USD giảm khi nhà đầu tư thận trọng trước dự luật thuế mới có thể làm tăng nợ liên bang Mỹ, trong khi thị trường chuyển hướng sang tài sản khác như euro và cổ phiếu. Việc Trump tạm hoãn áp thuế lên châu Âu cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. Chỉ số USD ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp, phản ánh sự dè dặt của nhà đầu tư trước các chính sách tài khóa sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ