Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao tới Fed và USD?

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao tới Fed và USD?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

23:30 03/09/2022

Sự bế tắc tại Washington D.C. sẽ có ảnh hưởng to lớn với Cục Dự trữ Liên bang và USD.

Câu chuyện lạm phát

Trừ khi giá xăng và lạm phát tại Mỹ giảm mạnh trong những tuần tới, rất có thể đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện (chiếm đa số ghế) vào tay đảng Cộng hòa, dẫn đến một Quốc hội bị chia rẽ và đưa bế tắc trở lại Washington D.C.

Điều này sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với cả chính sách tài khóa và tiền tệ của Hoa Kỳ trong những năm tới và tác động trực tiếp đến USD, cổ phiếu & trái phiếu Mỹ, giá vàng, dầu và tiền điện tử. Và tất cả sẽ qua trung gian là Fed.

Nhìn lại quá khứ

Năm 2010, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và đảng Dân chủ chiếm đa số trên Thượng viện và Hạ viện thông qua Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (còn gọi là Obamacare) trong Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, đã có một làn sóng phản ứng dữ dội từ các cử tri khắp cả nước. Để cứu hệ thống ngân hàng, thị trường nhà ở và ngành công nghiệp ô tô, một số gói chi tiêu của chính phủ liên bang đã được đưa ra để kích thích nền kinh tế.

Nhưng những phản ứng với ông Obama vẫn rất gay gắt khi hầu hết các hộ gia đình Mỹ tiếp tục gặp khó khăn về tài chính và thị trường lao động yếu kém. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức gần hai con số do thị trường nhà đất hỗn loạn. Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010. Washington D.C. rơi vào bế tắc chính trị, Quốc hội từ chối thúc đẩy chi tiêu chính phủ nhiều hơn.

Bế tắc chính trị trở thành chủ đề chính của những năm sau đó. Các đảng viên Cộng hòa, nhờ thành công trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010, đã yêu cầu thắt chặt ngân sách. Tranh cãi tiếp tục nổ ra, khiến ngân sách bị thu hồi và Mỹ mất xếp hạng tín nhiệm AAA từ S&P vào tháng 8/2011. Đến năm 2014, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Mỹ Obama, đảng Dân chủ tiếp tục mất quyền kiểm soát Thượng viện.

Trong khi chính phủ liên bang gần như tê liệt hoàn toàn do Quốc hội chia rẽ, và sau đó là với một vị tổng thống Dân chủ và cả Quốc hội cộng hòa, chỉ có một bên có thể hỗ trợ nền kinh tế Mỹ: Fed.

Chính sách của Fed trong thời gian bế tắc chính trị

Từ năm 2011 đến năm 2016, việc chính phủ liên bang tê liệt không thể thông qua bất kỳ hỗ trợ kinh tế nào đưa Cục Dự trữ Liên bang đến 2 lựa chọn: tăng lãi suất và dập tắt chút phục hồi sau Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, buộc Quốc hội phải chấn chỉnh; hoặc giữ lãi suất gần 0 và hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi. Cục Dự trữ Liên bang đã chọn phương án thứ hai.

The Impact of US Midterm Elections on the Federal Reserve and the US Dollar

Giai đoạn 2011-2016 không phải là thời kỳ bế tắc duy nhất tại Washington D.C. trong những năm gần đây. Một giai đoạn tương tự là năm 2019-2020, trong nhiệm kỳ duy nhất của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chi tiêu chính phủ hạn chế cho đến khi đại dịch bùng nổ đồng nghĩa với việc Fed phải ngừng chu kỳ tăng lãi suất, nới lỏng chính sách để hỗ trợ giá tài sản. Ngay cả khi Quốc hội thông qua các gói kích thích Covid, Cục Dự trữ Liên bang đã giảm lãi suất xuống 0.00-0.25% một lần nữa, đồng thời khởi động lại việc mua trái phiếu.

Nên chờ đợi gì với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ?

Nếu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Hoa Kỳ đưa bế tắc trở lại với Washington D.C. - đảng Cộng hòa chỉ kiểm soát Hạ viện hoặc cả Quốc hội Cộng hòa với một tổng thống Dân chủ - Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ lại trở thành hỗ trợ duy nhất.

Nếu lạm phát Mỹ giảm xuống trong vài tháng tới, Fed có thể không cần mạnh tay tăng lãi suất nữa, hạn chế rủi ro suy thoái, một điều được nhắc tới rất nhiều gần đây khi kinh tế Mỹ đã thu hẹp trong hai quý liên tiếp.

Nếu Fed thực sự xoay trục và tiến tới cắt giảm lãi suất, và thậm chí cực đoan hơn, khởi động lại chương trình mua tài sản để thúc đẩy giới đầu tư thay đổi khẩu vị rủi ro (giảm lợi suất tài sản phòng hộ, buộc dòng tiền đổ vào tài sản rủi ro), ảnh hưởng sẽ tương tự như những gì xảy ra trong giai đoạn 2011-2016 và 2019-2020: USD suy yếu, lợi suất giảm, vàng tăng, dầu bứt phá, sóng crypto trở lại và chứng khoán hồi phục.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Mỹ có châm ngòi cho làn sóng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu?

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu trải qua những cơn biến động dữ dội chưa từng thấy, điều đang âm thầm diễn ra lại là sự rạn nứt trong chính câu chuyện kinh tế chủ đạo mà giới đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu đã dựa vào suốt nhiều năm qua.
Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan, trái phiếu và cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ

Trong bức tranh đầy biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay, khi những đợt sóng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạm thời lắng xuống, thì một mối nguy hiểm khác – âm ỉ hơn nhưng có sức công phá không kém – đang dần nổi lên: khủng hoảng ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ.
Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khởi đầu chông chênh của Thủ tướng Friedrich Merz: Phép thử đầu tiên cho khát vọng tái định vị nước Đức

Khởi đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã không suôn sẻ như kỳ vọng. Sau nhiều năm nước Đức rơi vào trạng thái trì trệ chính trị với những bất đồng nội bộ kéo dài, đặc biệt là dưới thời cựu Thủ tướng Olaf Scholz, sự lên nắm quyền của Merz lẽ ra phải là một tín hiệu tái thiết cho nước Đức và thậm chí là cho cả châu Âu – nơi đang khao khát một kiểu lãnh đạo dứt khoát, mang tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.
Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Âu đứng giữa 'ngã ba' quyền lực: Đã đến lúc chọn lối đi riêng?

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Ngày 9/5 – Ngày châu Âu – vốn được xem là biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, giờ đây lại trở nên tương phản với thế giới đang rối ren bên ngoài. Châu Âu đang ở trong một vị thế chiến lược đơn độc: Nga là kẻ thù, Trung Quốc là đối thủ – đồng thời cũng là đối tác, còn nước Mỹ của Donald Trump là một mối đe dọa hoặc gánh nặng tiềm tàng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế quan của Mỹ đang đẩy nhanh những thay đổi cấu trúc sâu rộng

Sự bất ổn trong chính sách thuế quan Mỹ và những biến động thị trường phản ánh sự thay đổi trong niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và hệ thống toàn cầu. Các quốc gia cần tìm cách đối phó với những thay đổi cấu trúc sâu rộng và khôi phục sự ổn định trong bối cảnh ngày càng nhiều bất định.
Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman nâng triển vọng nhân dân tệ giữa kỳ vọng thương mại hạ nhiệt

Goldman Sachs hạ dự báo tỷ giá USD/CNH xuống mức 7 trong 12 tháng, phản ánh kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ mạnh lên nhờ tiến triển trong đàm phán Mỹ - Trung và xuất khẩu ổn định. BNP Paribas cũng cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ có dư địa phục hồi nếu USD tiếp tục suy yếu và tăng trưởng nội địa vượt kỳ vọng.
Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu đối mặt thách thức trật tự thế giới mới

Châu Âu đang đứng giữa ba lựa chọn chiến lược: độc lập quân sự và kinh tế, bảo vệ toàn cầu hóa, hay tiếp tục phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khối này đang thiếu khả năng phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, và nếu không chủ động, Châu Âu có thể bị gạt ra ngoài lề.