Cuộc họp của ECB ngày hôm nay sẽ là thách thức cho tâm lý "Risk-on"

Cuộc họp của ECB ngày hôm nay sẽ là thách thức cho tâm lý "Risk-on"

15:23 04/06/2020

Euro cùng các thị trường chứng khoán đã có những đà tăng mạnh mẽ. Những dự báo về việc ECB sẽ tăng quy mô của Chương trình mua trái phiểu khẩn cấp do đại dịch (PEPP) sẽ là rào cản cho những đợt tăng giá tiếp theo

Các đợt tăng giá của EU dựa trên những kỳ vọng về chính sách sẽ đối mặt với thử thách ngày hôm nay tại cuộc họp của ECB. Và không loại trừ khả năng xảy ra sự thất vọng. Một phiên bản mở rộng của chương trình PEPP linh hoạt là tất cả những gì có trong chương trình và được kỳ vọng triển khai ở mức 500 tỷ euros. Những yếu tố này chính là lý do các hợp đồng tương lai đang khó tăng lên ngưỡng cao hơn và đồng Euro đang điều chỉnh. Đương nhiên là một chút điều chỉnh là điều cần thiết. Chỉ số Stoxx600 đã tăng hơn 5% trong tuần này, còn DAX, đã tăng 8% chỉ trong 2 phiên.

Gói kích thích khổng lồ đã được tăng thêm vào hôm qua khi Đức đề nghị một gói chi tiêu lớn hơn dự kiến. Kế hoạch trị giá 130 tỷ euro tập trung vào những nỗ lực phục hồi trong dài hạn đã vượt quá những kỳ vọng của các nhà đầu tư về cú hích ngắn hạn: giảm thuế VAT ngay lập tức. Gói chi tiêu này được bổ sung vào gói cứu trợ tháng Ba, đánh dấu một sự thay đổi trong một quốc gia “nổi tiếng cứng nhắc”. Sau khi thông tin này được công bố, lợi suất trái phiếu 10 năm tăng mạnh, kiểm tra mốc cao nhất vào đầu tháng Tư, tăng gần 25 điểm cơ bản trong tháng.

Câu hỏi đặt ra là gói kích thích có tác động thế nào tới khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư ? Chứng khoán châu Âu đang nhanh chóng trở nên đắt đỏ khi xét đến tỷ lệ P/E, bất chấp những lỗ hổng của nền kinh tế, vẫn đạt tới những ngưỡng cao trong vài thập kỷ. Và kể từ khi PEPP được công bố, việc ECB mua tài sản của Ý đã vượt quá 1 tỷ euro / ngày, vượt xa các nguyên tắc về vốn. Với tốc độ mua vào hiện tại, mục tiêu hiện ở mức 750 tỷ sẽ hết vào tháng Chín, việc mở rộng gói kích thích là khá chắc chắn. Bất kỳ dấu hiệu nào của sự chần chừ trong hành động sẽ làm đổ vỡ Trái phiếu của các nước rủi ro cao (Periphery bonds) và nhiều khả năng sẽ làm giảm bớt hưng phấn của cơn sốt mua hiện nay.

Trong khi đó, tầm nhìn của các nhà đầu tư tập trung vào cuộc sống sau thời gian cách ly, nếu các gói kích thích cho thấy là đủ. Chắc chắn, sẽ có rủi ro đạo đức, như cựu chủ tịch Fed Dudley đã lưu ý. Nhưng cho đến khi các giả định bị thách thức trong quá trình tái mở cửa, việc tập trung vào quá trình tái khởi động các động cơ của nền kinh tế chưa cho thấy dấu hiệu xao nhãng. Hãy cứ mua mọi thứ, OK?

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng

Paul Volcker, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã để lại những bài học quan trọng về quản lý kinh tế có năng lực. Trong bối cảnh chính quyền Trump đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, những nguyên tắc mà Volcker áp dụng trong suốt sự nghiệp có thể là chìa khóa để phục hồi và giữ vững niềm tin vào đồng đô la và nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với những quyết sách mang tính chất đơn phương và thiếu chuẩn bị, chính quyền hiện tại đang đứng trước nguy cơ mất mát nghiêm trọng nếu không thay đổi cách tiếp cận.
Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?

Các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư đang phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin về chính sách thuế quan Mỹ trong thời gian gần đây. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn việc áp thuế đối ứng mà trước đó được xem là sẽ áp dụng lâu dài. Điều này đã khiến thị trường tài chính biến động mạnh và buộc Phố Wall phải điều chỉnh lại các dự báo kinh tế.
Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Giữa lúc nền kinh tế Trung Quốc đang chao đảo trước làn sóng suy thoái bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động, thị trường lao động đang lao dốc đã làm suy giảm nghiêm trọng khả năng chống chọi của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này

Vàng tiếp tục lập kỷ lục cao mới trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi nhu cầu về trạm sạc xe điện và sự phát triển năng lượng gió tại Mỹ tăng mạnh. Giá xăng tại Mỹ giảm nhưng chưa đạt mục tiêu của Tổng thống Trump, và dự trữ đậu nành của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump

Trong bối cảnh chính quyền Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan khắt khe chưa từng có đối với hàng hóa Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Đông Nam Á làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2025.
Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước khả năng đồng USD suy yếu đã đạt mức cao nhất trong năm năm, khi chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm suy giảm niềm tin vào đồng bạc xanh. Chỉ số quyền chọn đối với USD đã lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 0, cho thấy xu hướng giảm giá của đồng USD.