Đã đến lúc cầu cứu G7? Có ba cách G7 giúp được thị trường trong lúc này

Đã đến lúc cầu cứu G7? Có ba cách G7 giúp được thị trường trong lúc này

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

12:26 10/03/2020

Nhận định thị trường của Kathy Lien - BkAssetManagement

Thị trường tài chính bị tổn thất nặng nề ngày hôm qua với Chỉ số Dow Jones giảm -2,013 điểm. USD bị ảnh hưởng tiêu cực khi lợi suất Kho bạc giảm xuống mức thấp kỷ lục mới. Đồng bạc xanh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng Yên Nhật trong 3 năm và suy yếu so với đồng CHF, EUR và GBP. Biên độ dao động tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm và biên độ dao động kỳ vọng của tỷ giá USD/JPY kỳ hạn 3 tháng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

Nhu cầu của thị trường đối với đồng đô la Mỹ đang biến mất nhanh chóng với việc các nhà đầu tư đang định giá một đợt cắt giảm lãi suất khác từ 50 đến 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang trong hai tháng tới. Sự sụt giảm nhanh chóng của đồng USD tạo ra vấn đề cho các quốc gia đang chịu tác động kinh tế và xã hội từ Coronavirus.

Các nhà đầu tư đã chuyển sang Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ để tìm kiếm sự trú ẩn và điều này lại gây áp lực không mong muốn cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ và Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ SNB. Nền kinh tế Nhật Bản có nguy cơ suy thoái sau khi thu hẹp 7% trong quý 4. Cùng với việc đồng JPY đang tăng mạnh gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, BOJ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải có hành động đối phó. Trong 24 đến 48 giờ tới, dự tính sẽ có sự can thiệp bằng lời nói và có thể tiếp diễn cả bằng hành động từ BOJ. ​​

Chúng tôi cũng hy vọng ECB sẽ nới lỏng vào thứ Năm để kìn hãm đà tăng của đồng euro. Việc giá dầu thô suy yếu sẽ buộc Ngân hàng trung ương Canada và Ngân hàng Mexico giảm lãi suất một lần nữa vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần trước rằng hai đồng tiền này sẽ còn yếu đi. Mexico nói riêng vẫn còn nhiều dư địa để nới lỏng. Về mặt lý thuyết, giá dầu giảm sẽ giúp cải thiện hoạt động tiêu dùng nhưng nếu người dân không muốn ra ngoài và chi tiêu thêm thì lợi ích này sẽ bị hạn chế.

Các nhà đầu tư đang chờ phản hồi từ Washington. Chúng ta biết rằng Tổng thống Trump đang tích cực xem xét việc kích thích tài khóa. Trong khi một số nhà đầu tư đang chờ đợi một lần cắt giảm lãi suất ngoài lịch trình khác từ FED, thì hành động nới lỏng này sẽ không mấy hiệu quả nếu không có sự cộng hưởng từ việc nới lỏng tài khóa. Thị trường vẫn duy trì sự tiêu cực sau việc cắt giảm khẩn cấp 50 điểm cơ bản tuần trước và chúng ta còn cách quyết định lãi suất tháng Ba khoảng hơn một tuần nữa. FED có thể chờ đợi để kết hợp nỗ lực này với Nhà Trắng hoặc kết hợp với các đối tác G7 để tung ra “thông điệp mạnh mẽ hơn”.

Các lựa chọn kích thích tài khóa là ưu tiên hàng đầu của Washington và trong 24-48 giờ tới, họ có thể đưa ra gợi ý về việc sẽ sử dụng gói hỗ trợ nào để ngăn chặn sự trượt giảm của thị trường chứng khoán. Cách mà thị trường phản ứng sẽ phụ thuộc vào việc Nhà Trắng sẽ kích thích kinh tế “có mục tiêu” như Larry Kudlow gợi ý, hay sẽ hỗ trợ trên diện rộng như thị trường đang mong chờ. Nếu quy mô gói hỗ trợ càng rộng thì chứng khoán càng có cơ hội thoát khỏi đáy gần đây.

Các nhà giao dịch cũng nên chú ý phản ứng phối hợp của các nhà lãnh đạo G7. Rõ ràng là họ đã hành động với việc nới lỏng riêng lẻ trong lần gần nhất nhưng thị trường không hề có phản ứng tích cực và sự tổn thương tiếp tục lan rộng trên thị trường tài chính, vậy nên động thái tiếp theo của các nhà làm chính sách là cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Lợi suất của Mỹ được kỳ vọng sẽ còn hạ thấp hơn trong tương quan chung. Các lựa chọn khác bao gồm kết hợp nới lỏng tiền tệ và tài khóa. Nếu một phản ứng phối hợp diễn ra, chúng ta mong đợi thị trường chứng khoán sẽ phục hồi mạnh mẽ, bởi vì sự đảo chiều trong một thị trường đã giảm sâu thường đến rất mạnh mẽ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ