Đại dịch Covid-19 có thể giúp tăng tuổi thọ loài người trong dài hạn?

Đại dịch Covid-19 có thể giúp tăng tuổi thọ loài người trong dài hạn?

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

08:42 29/07/2020

Việc sản xuất, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin đã chứng kiến một cuộc cách mạng chưa từng có trong 5 tháng qua. Kể từ sau kỷ nguyên vàng của vắc-xin được phát triển trong phòng thí nghiệm, khởi xướng bởi Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, thế giới lại 1 lần nữa chứng kiến những thành tựu đột phá trong lĩnh vực vắc xin

Các tài sản thị trường mới nổi đang bị tàn phá bởi thảm họa Covid-19, tuy nhiên hãy nhìn xa hơn về những tác động ngoại biên của dịch bệnh trong dài hạn

  • Có một sự thiếu trí tưởng tượng nghiêm trọng trong nhiều cuộc thảo luận về những ảnh hưởng toàn cầu dài hạn từ Covid-19. Các quan điểm chỉ xoay quanh 2 thái cực: 1 phía liên tục đưa ra những những tuyên bố cường điệu về việc thế giới sẽ không bao giờ có thể trở lại như cũ, phía ngược lại thì cho rằng đây chỉ là một cú vấp ngã và mọi thứ sẽ trở lại với trạng thái bình thường trong tương lai
  • Như những gì lịch sử loài người với đầy rẫy những cú sốc chưa từng có đã cho thấy, sự thật sẽ ở đâu đó ở giữa 2 luồng ý kiến trên và những sự thay đổi hành vi dù nhỏ cũng có thể có một ý nghĩa kinh tế lớn. Lấy một trong những chủ đề nóng hổi nhất hiện nay, nếu chỉ 5% nhân viên văn phòng thành phố chuyển sang cuộc sống làm việc tại nhà (WFH) vĩnh viễn tại các vùng bên ngoài khu vực đô thị, điều đó sẽ có tác động to lớn đến rất nhiều ngành nghề, như bất động sản, vận tải, bán lẻ và lối sống
  • Cũng xuất hiện một ý kiến ​​khác về virus là sự bùng phát này không chỉ là không thể tránh khỏi mà nó là tiền đề cho một tương lai đầy rẫy những đại dịch 1 cách thường xuyên hơn. Tôi sẽ khẳng định rằng thực tế có thể hoàn toàn ngược lại: cuộc khủng hoảng này có thể thay vào đó đánh dấu sự kết thúc của lịch sử đại dịch nhân loại
  • Việc sản xuất, thử nghiệm và sản xuất vắc-xin đã chứng kiến ​​một cuộc cách mạng chưa từng có trong năm tháng qua. Kể từ sau kỷ nguyên vàng của vắc-xin được phát triển trong phòng thí nghiệm, khởi xướng bởi Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, thế giới lại 1 lần nữa chứng kiến những thành tựu đột phá trong lĩnh vực vắc xin. Cần nhấn mạnh rằng về mặt tài chính, từ trước tới giờ vắc-xin chưa bao giờ được các ông lớn ngành dược coi là 1 miếng bánh màu mỡ.
  • Nhưng đột nhiên, mọi nguồn lực của toàn thế giới - chính phủ, các nhà khoa học và doanh nghiệp – lại đổ dồn vào vắc-xin. Và họ đang làm như vậy trong bối cảnh mà một số kiến ​​thức khoa học có liên quan đã được phát triển trong những năm gần đây, chẳng hạn như trong giải trình tự DNA (DNA sequencing) và tổng hợp phân tử. Thêm vào đó, việc chia sẻ thông tin và nghiên cứu đang diễn ra với cường độ lớn hơn nhiều so với chỉ một vài thập kỷ trước, bất chấp sự hiện diện liên tục của cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp
  • Không đi sâu vào những trở ngại khoa học (dù sao tôi cũng không đủ trình độ để có thể đề cập kỹ đến vấn đề này), có khả năng rằng những tác động ngoại biên của cuộc khủng hoảng này có thể là một sự thay đổi tích cực trong khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Không chỉ về mặt y tế, mà còn về mặt sản xuất và phân phối vắc-xin hiệu quả. Ngoài ra, sự biến chuyển sẽ không chỉ dừng lại phương pháp điều trị mà thậm chí còn là 1 thay đổi toàn diện đối với các quy tắc văn hóa xung quanh các bước vệ sinh cơ bản (rửa tay và sử dụng chất khử trùng thường xuyên hơn, đeo khẩu trang khi bị bệnh, giảm chạm tay vào mặt)
  • Điều này có thể giúp tăng tuổi thọ ở các nước đang phát triển và theo đó, sẽ thấy sự thay đổi trong quan điểm đối với tham vọng nghề nghiệp và cuộc sống, cũng như quá trình tích lũy của cải. Ngoài ra, cũng sẽ xuất hiện các tác động đa dạng đến các vấn đề như nhân khẩu học, xã hội, chính trị, cân nhắc định cư, chăm sóc sức khỏe, v.v.
  • Về góc nhìn vĩ mô, đây có thể sẽ trở thành 1 yếu tố thúc đẩy to lớn đối với các tài sản thị trường mới nổi cũng như động lực tiềm năng cho lạm phát toàn cầu. Việc tuổi thọ gia tăng cũng mang hàm ý rằng lợi suất của các trái phiếu của các thị trường phát triển sẽ tiếp tục bị giới hạn trên khi dòng tiền tiết kiệm từ những người cao tuổi sẽ ngày 1 gia tăng.
  • Chuyên mục này không nhằm mục đích đưa ra 1 hàng dài những tác hại khủng khiếp của đại dịch Covid-19, do đó tôi không có ý vô tâm khi nhắc nhở mọi người rằng nhiều phát minh khoa học vĩ đại nhất được thúc đẩy bởi khủng hoảng – những bước nhảy vọt công nghệ thường bị thúc đẩy bởi áp lực mạnh mẽ của việc giải quyết một vấn đề nghiêm trọng
  • Những bài học lịch sử của thị trường trong những thời kỳ khủng hoảng không được đưa ra nhằm hạ thấp sự thông mình của loài người. Đã có quá nhiều những cuộc tranh luận đầy bi quan về tác động của đại dịch, trong khi lại bỏ qua những yếu tố tích cực mà đại dịch có thể đem đến trong dài hạn

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ