Dầu chạm đáy 6 tuần trước lo ngại tái phong tỏa gây sức ép lên nhu cầu

Dầu chạm đáy 6 tuần trước lo ngại tái phong tỏa gây sức ép lên nhu cầu

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:48 22/11/2021

Dầu thô lao dốc xuống mức thấp nhất trong 6 tuần phiên thứ Sáu tuần trước khi một lần nữa các biện pháp phong tỏa phòng dịch đặt dấu hỏi lên tương lai của nhu cầu, trong khi nguồn cung đang dần tăng trở lại.

Nhưng tin xấu cho những người tiêu dùng là, dầu giảm không đồng nghĩa với xăng sẽ giảm. Giá xăng trung bình tại Mỹ đang ở mức $3.41/gallon, mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Một năm trước, giá xăng chỉ ở mức $2.12/gallon.

Dầu WTI giảm hơn 4% trong phiên thứ Sáu xuống $75.37/thùng, mức giá thấp nhất kể từ ngày 7/10. Đầu phiên hôm nay, dầu đang tăng nhẹ, tuy nhiên đã quay đầu giảm sau khi Áo công bố phong tỏa toàn quốc.

Nhu cầu tăng trở lại đã góp phần rất lớn trong đà hồi phục của dầu, và bất kỳ dấu hiệu cầu yếu nào sẽ khiến thị trường sợ hãi. Phong tỏa khiến nhu cầu các sản phẩm xăng dầu suy yếu do người dân không đi lại nhiều và các doanh nghiệp phải đóng cửa. Nếu các biện pháp phong tỏa được áp dụng ở các quốc gia châu u khác, thị trường có thể quá cung.

“Thị trường vẫn đang tốt, về mặt các yếu tố cơ bản, nhưng phong tỏa đang là một rủi ro lớn nếu các quốc gia khác theo bước Áo,” theo Craig Erlam, chuyên gia phân tích thị trường tại Oanda. “Nếu giá giảm xuống $80, đợt điều chỉnh có thể tiếp tục kéo dài, có thể xuống dưới vùng $74-75.

Hợp đồng tương lai dầu WTI đáo hạn tháng Một cũng đã giảm 3.8% xuống $75.44/thùng. HĐTL dầu Brent cũng đã giảm xuống $78.15, mức thấp nhất kể từ ngày 1/10.

Cả dầu WTI và Brent đều đã giảm 4 tuần liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch bắt đầu bùng phát.

“Nhu cầu xăng xe giảm do việc di chuyển vào mùa đông đã khiến nhu cầu phần nào suy yếu,” theo Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ (AAA). “Nhưng nguồn cung hạn chế sẽ khiến giá dầu biến động, chứ không giảm.”

Dù phiên thứ Sáu là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng Bảy, dầu đã giảm trong nhiều tuần gần đây. Chính quyền Tổng thống Biden đã tìm nhiều cách để hạn chế ảnh hưởng của giá dầu cao lên người tiêu dùng. Một cách trong đó là giải phóng trữ dầu chiến lược.

“Nếu chính quyền tổng thống muốn thu hút sự chú ý của thị trường thì họ đã làm được. Lúc này, mọi con mắt đang hướng về phía Washington để xem rằng liệu họ có cùng Trung Quốc xả trữ dầu chiến lược để tiếp tục đạp giá dầu xuống,” theo Louise Dickson, chuyên gia phân tích cao cấp tại Rystad Energy. “Mỹ đang công khai chèo lái thị trường dầu, đặc biệt là với OPEC+, gây sức ép lên nhóm này tăng mạnh sản lượng và giảm nhẹ áp lực giá. Các quốc gia nhập khẩu dầu khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang ủng hộ Mỹ.”

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng việc xả trữ dầu chiến lược sẽ không có ảnh hưởng lâu dài.

“Giá dầu chắc chắn sẽ suy yếu, nhưng trữ dầu chiến lược chỉ có thể hỗ trợ cung trong ngắn hạn, và không thể giải quyết vấn đề cốt lõi của việc thiếu đầu tưu và nhu cầu tăng,” theo UBS.

Ngoài những áp lực chính trị, giá dầu cũng đang chịu áp lực từ nguồn cung tăng, đặc biệt là khi Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất trở lại.

Dầu WTI tăng mạnh trong năm 2021 và lập đỉnh 7 năm tại $85.41/thùng vào ngày 25/10. Kể từ đó, dầu đã giảm 11.5%. Dù vậy, dầu vẫn đang tăng 55% từ đầu năm.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ