Điều thế giới cần lúc này là lợi suất trái phiếu tăng lên 3%

Điều thế giới cần lúc này là lợi suất trái phiếu tăng lên 3%

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:31 27/10/2021

Cơn sốt trái phiếu toàn cầu gần đây đã nổi lên sau khi có dự báo rằng lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm có thể vượt 2% vào cuối năm nay. Nhưng câu hỏi lớn hơn là lợi suất còn lên được tới đâu? Lịch sử thì chỉ vào con số 3% hoặc cao hơn nữa nếu kinh tế Mỹ đủ mạnh để Fed tiến hành thắt chặt chính sách.

Trường hợp xấu nhất cho các tài sản rủi ro là khi lợi suất trái phiếu chững lại ngay trước ngưỡng cửa 3%.

Hai giai đoạn đáng chú ý để biết xem thị trường trái phiếu sẽ đi về đâu khi Fed thắt chặt là giai đoạn 2012-2013, cuộc “taper tantrum” đầu tiên - và giai đoạn 2016-2018, lần cuối cùng Fed tăng lãi suất.

Với việc lợi suất đang tăng từ gần đáy và chủ tịch Powell cũng đã nhập hội những nhà hoạch định chính sách công bố rằng bình thường hóa đang tới gần, giới đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng pha tăng lên 3% hoặc hơn nữa.

Giả định ở đây là pha sập xuống 0.31% hồi tháng Ba, đỉnh điểm của dịch Covid, chỉ là một ngoại lệ. Nếu không, 2% nhiều khả năng sẽ là mức đỉnh lợi suất trái phiếu có thể đạt được.

Mức tăng giai đoạn 2012-2013 kết thúc ở 166bp, trong khi giai đoạn 2016-2018 thì chững lại ở 193bp. Và trong cả hai, lợi suất đều suy yếu sau khi vượt 3%, cho thấy đây vẫn là một kháng cự tâm lý rất mạnh.

Giới đầu tư trái phiếu đang có chút lo lắng về khả năng mất đi hỗ trợ từ Fed. Việc các nhà đầu tư mua và nắm giữ dài hạn mất đi sự bảo vệ do lợi suất thấp, cộng với lạm phát do sốc cung năng lượng và nhiều hàng hóa khác đã khiến trái phiếu trải qua năm tồi tệ nhất kể từ năm 1973.

Tin tốt cho giới đầu tư vĩ mô là những đợt tăng lợi suất trước đây đều đi đôi với sức mạnh ổn định của các tài sản rủi ro như cổ phiếu và trái phiếu lợi suất cao, nên một pha tăng lên 3% sẽ là một tín hiệu đáng mừng.

Vấn đề lúc này là liệu đà tăng có bỗng nhiên chững lại hay không. Có nhiều lý do để tin rằng đà tăng của lợi suất sẽ chỉ là ngắn hạn, như hồi phục kinh tế có thể sẽ bị đại dịch lấn át một lần nữa, hay ảnh hưởng tiêu cực của giá hàng hóa leo thang và hậu quả của việc Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng chậm hơn.

Nếu đà bán tháo trái phiếu không kéo dài lâu, đó sẽ là tín hiệu rằng cả thế giới đang chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chậm hơn và lâu hơn. Điều này có thể đánh sập thị trường chứng khoán, vốn được định giá cao ngất ngưởng do những kỳ vọng rằng ảnh hưởng của đại dịch chỉ là tạm thời.

Và những tiêu cực trong thời kỳ đại dịch cũng sẽ ở lại cùng chúng ta: lợi suất thực âm, bong bóng cổ phiếu trước những rủi ro giảm phát, và một thị trường được chèo lái bởi dòng tiền đổ vào như nước, chứ không phải những yếu tố cơ bản.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?

Dù cổ phiếu đã giảm mạnh, định giá hiện tại vẫn chưa thực sự hấp dẫn nếu xét đến rủi ro lãi suất cao và chính sách bảo hộ thương mại. Các chỉ số như P/E, cape yield và tỷ lệ chiết khấu cho thấy thị trường có thể còn giảm sâu. Nhà đầu tư cần thận trọng và chuẩn bị chiến lược rõ ràng nếu muốn tận dụng cơ hội.
Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?

Giới tài chính và chính trị đang bàn tán về một kịch bản khả quan cho cuộc khủng hoảng thuế quan. Theo đó, Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng đạt thỏa thuận với nhiều quốc gia, tuyên bố thắng lợi và loại bỏ phần lớn thuế đối ứng, chỉ giữ lại mức thuế cơ bản 10% cùng một số loại thuế đặc biệt như thuế thép và nhôm.
Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế

Phim mafia là một trong những đóng góp nổi bật của nước Mỹ cho văn hóa thế giới. Nhưng ít ai ngờ cách hành xử của giới tội phạm lại được áp dụng tại Nhà Trắng. Donald Trump đang điều hành thương mại và ngoại giao theo phong cách “Bố già” – pha trộn giữa sự đe dọa và ban ơn.
Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?

Trong bài phát biểu nhậm chức 8 năm trước, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến "sự tàn phá của nước Mỹ". Giờ đây, ông đang gieo rắc điều tương tự khắp nền kinh tế thế giới. Vấn đề mà Trump từng tuyên bố chỉ mình ông có thể khắc phục đã được chính ông lan rộng ra toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ