Đồng USD có thể sẽ vẫn còn suy yếu hơn nữa khi reflation trade trở lại

Đồng USD có thể sẽ vẫn còn suy yếu hơn nữa khi reflation trade trở lại

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

10:46 30/07/2021

Reflation trades dường như đang có dấu hiệu trở lại với sự suy yếu của đồng đô la. Đà tăng của nhóm cổ phiếu nguyên liệu, tài chính và năng lượng phục hồi đã đưa S&P 500 lên mức kỷ lục mới và chỉ số Bloomberg Commodities Spot cũng đạt mức đỉnh mới, trong khi đồng đô la sụt giảm. Lạm phát ở Đức cao hơn dự kiến ​​và việc phát hành nợ của Apple đã đẩy lợi suất trái phiếu ở châu Âu và Mỹ tăng lên.

Biểu đồ chỉ số Bloomberg dollar và Nasdaq 100/Russell 2000
Biểu đồ chỉ số Bloomberg dollar và Nasdaq 100/Russell 2000

Về mặt dữ liệu, GDP của Hoa Kỳ đã bỏ lỡ các ước tính, nhưng chi tiết hơn, chẳng hạn như lượng tiêu dùng, lại cho thấy dấu hiệu mạnh mẽ.

Có rất nhiều cơ sở để các giao dịch reflation phát triển trở lại. Đầu tiên,số ca nhiễm Covid-19 ở Anh đang giảm, báo hiệu rằng tỷ lệ tiêm chủng cao thực sự có thể cho phép mở cửa kinh tế trở lại và giúp thúc đẩy nhu cầu hàng hóa và dịch vụ rộng rãi.

Thứ hai, có vẻ như cuộc họp Jackson Hole có thể không phải là một sự kiện đáng kể vì Powell và các đồng nghiệp của ông tiếp tục xây dựng sự đồng thuận về thời điểm và cách “taper”. Họ cần quan sát xem việc mở cửa trường học và hết hạn trợ cấp thất nghiệp vào tháng 9 ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động. Vì vậy, sẽ có một khoảng thời gian trước khi các thị trường đưa Fed trở lại phương trình, điều này sẽ giúp các đồng tiền hàng hóa và thị trường mới nổi có lợi suất cao.

Trong khi đó, tiến độ của thỏa thuận cơ sở hạ tầng có thể gây áp lực tăng lên đối với lợi suất trái phiếu dài hạn. Nó có thể là một phần của động lực cho nguyên liệu thô khi chúng tăng vọt ra khỏi phạm vi được giữ trong khoảng 2 tháng. Chỉ số Bloomberg hiện nằm trong khoảng 4% so với mức cao kỷ lục đạt được vào năm 2011.

Và cuối cùng, Trung Quốc có vẻ sẽ tăng cường kích thích cho nền kinh tế của mình, có lẽ một phần để bù đắp bất kỳ tác động lớn hơn nào từ các cuộc siết chặt quản lý đối với các ngành từ nhà ở, giáo dục đến các công ty công nghệ lớn. Một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị trong tuần này có thể mang đến cơ hội để hiểu rõ hơn về những chính sách của họ, như Simon Flint đã lưu ý.

Tuy nhiên, tháng 8 có xu hướng là một tháng risk-off. Hãy chờ đợi xem nó diễn ra như thế nào trong năm nay.

Ye Xie, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?

Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ