Đồng USD sẽ đi về đâu giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và lãi suất trên toàn cầu thay đổi

Đồng USD sẽ đi về đâu giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và lãi suất trên toàn cầu thay đổi

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:39 04/10/2024

Phe bán khống đồng USD đang đánh giá sức mạnh tương đối của các nền kinh tế trên thế giới, khi sự thay đổi về lãi suất từ các ngân hàng trung ương toàn cầu đang làm xáo trộn thị trường tiền tệ.

Chỉ số DXY giảm 4.8% so với rổ tiền tệ trong quý 3, ghi nhận quý có hiệu suất kém nhất trong gần 2 năm. Đồng bạc xanh bị đè nặng lên sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng trước, đợt cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2020.

Việc đồng USD sẽ giảm thêm bao nhiêu và những đồng tiền nào sẽ được hưởng lợi có thể phần lớn phụ thuộc vào lãi suất. Trong nhiều năm, lãi suất tại Hoa Kỳ đã cao hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển, củng cố sức hấp dẫn của đồng USD so với các đồng tiền khác.

Bức tranh này đang dần thay đổi, khi Fed và phần lớn các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà giao dịch đặt cược vào sự suy yếu của đồng USD thông qua các đồng tiền mà chênh lệch lợi suất với đồng USD dự kiến ​​sẽ thu hẹp.

Dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho thấy các khoản đặt cược ròng vào sự suy yếu của đồng USD đã tăng lên 14.1 tỷ USD trên thị trường tương lai, mức đỉnh trong khoảng một năm. Tuy nhiên, triển vọng về xu hướng giảm của đồng USD có vẻ không quá khả quan.

Nền kinh tế tương đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ có thể hạn chế mức độ cắt giảm lãi suất của Fed, khiến triển vọng đồng USD giảm trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và những lo ngại về địa chính trị sẽ gây ra thêm nhiều biến động cho thị trường tiền tệ trong những tuần tới.

"Không phải lúc nào cũng là "sell the dollar and buy everything"", theo Jack McIntyre, giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Brandywine Global. "Bạn cần phải chọn lọc hơn một chút".

Mặc dù chỉ số DXY không thay đổi nhiều trong năm nay, nhưng đã giảm khoảng 5% so với mức đỉnh vào tháng 4, do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm khi dự đoán Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ ngày càng tăng.

Một số rủi ro đối với phe bán khống đồng USD đã trở nên rõ ràng hơn trong những ngày gần đây.

Đồng USD tăng mạnh so với GBP vào thứ năm sau khi Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ có thể cắt giảm lãi suất "mạnh tay" nếu áp lực lạm phát tiếp tục suy yếu.

Trước đó một ngày, dữ liệu cho thấy lạm phát khu vực đồng Euro đã giảm xuống dưới 2% lần đầu tiên kể từ giữa năm 2021 trong tháng 9, củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng này, từ đó có thể khiến đồng EUR suy yếu trong thời gian tới.

Vai trò của đồng USD như một tài sản trú ẩn an toàn cũng đã được thể hiện rõ ràng khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang trong những ngày qua.

Về phía Mỹ, dữ liệu việc làm công bố vào thứ Sáu có thể giúp thị trường định hướng rõ hơn về mức độ cắt giảm lãi suất của Fed trong thời gian còn lại của năm.

Mặc dù các nhà giao dịch hợp đồng tương lai dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 68 điểm cơ bản, số liệu bảng lương mạnh mẽ vẫn có thể củng cố cho việc nới lỏng chính sách dần dần. Tuy nhiên, "nếu nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn suy yếu, thị trường sẽ dự đoán về nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn và điều đó sẽ đè nặng lên đồng USD," theo Christian Dery, giám đốc chiến lược vĩ mô tại Capital Fund Management.

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư tin rằng đồng USD vẫn có khả năng sụt giảm, xét trên một vài khía cạnh khác. Paresh Upadhyaya, giám đốc chiến lược tại Amundi US, cho biết ông đang tìm kiếm "những câu chuyện đặc biệt như chênh lệch lãi suất ngày càng lớn do sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ".

Những lựa chọn của ông dựa trên việc đồng USD suy yếu bao gồm đầu tư vào đồng krone Na Uy và đồng AUD. Ngân hàng trung ương Na Uy gần đây đã giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức đỉnh trong 16 năm, và cho biết bất kỳ đợt cắt giảm nào cũng sẽ phải chờ đến đầu năm 2025. Ngân hàng dự trữ Úc cũng giữ nguyên lãi suất vào tuần trước và cho biết việc cắt giảm lãi suất là khó xảy ra trong ngắn hạn.

Upadhyaya cũng tăng vị thế của mình với đồng real Brazil. Khác với nhiều quốc gia khác, ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất vào tháng trước nhằm ứng phó với tình hình lạm phát khó khăn. Đồng real Brazil đã giảm khoảng 10% so với đồng USD trong năm nay.

Nhà đầu tư cũng cho rằng đồng Yên Nhật có thể được hỗ trợ thêm từ sự phân kỳ chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tăng lãi suất lên 0.25% vào tháng 7, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi thoát khỏi chính sách "siêu" nới lỏng kéo dài hàng thập kỷ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã báo hiệu rằng họ không vội tăng thêm lãi suất, nhưng chênh lệch lãi suất thu hẹp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thúc đẩy đồng Yên tăng 10% từ mức đáy năm 2024. Dữ liệu của CFTC cho thấy các khoản cược USD/JPY giảm là 5.8 tỷ USD.

Natsumi Matsuba, giám đốc bộ phận giao dịch ngoại hối và quản lý danh mục đầu tư tại Russell Investments, cho biết: "Khi các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu cắt giảm lãi suất, đồng tiền tăng giá mạnh nhất so với USD sẽ là đồng Yên".

Một phân tích về định giá tiền tệ dựa trên các chỉ số như sức mua tương đương và tỷ giá hối đoái thực do BofA Global Research công bố vào tháng trước cho thấy đồng Yên và đồng krone Na Uy nằm trong số các loại tiền tệ bị định giá thấp nhất tại các nước phát triển. Đồng USD và CHF là hai đồng tiền bị định giá cao nhất.

Dù lựa chọn vị thế nào, các nhà đầu tư cũng phải đối mặt với sự biến động tiềm ẩn xung quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 5 tháng 11. Sự không chắc chắn trước cuộc bầu cử có thể khiến nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một tài sản trú ẩn an toàn. Nhiều nhà đầu tư cũng tin rằng nếu ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử, đồng USD có thể được thúc đẩy.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ