Đừng chống lại Fed hoặc phe "gấu" trong tháng 9!

Đừng chống lại Fed hoặc phe "gấu" trong tháng 9!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

17:01 23/09/2021

Các nhà đầu tư chứng khoán đang cảnh giác với tháng 10, một tháng nổi tiếng với những sự kiện đau buồn của thị trường này.

Các nhà đầu tư chứng khoán đang cảnh giác với tháng 10, một tháng nổi tiếng với những đợt suy thoái, từ vụ khủng hoảng tín dụng năm 1929 đến khủng hoảng tín dụng năm 2008. Nhưng chớ vội tính xa vậy, đà giảm của tháng này có thể vẫn chưa kết thúc!

Ngày thứ Tư đen tối, vụ vỡ nợ của Nga, và vụ phá sản của Lehman Brothers - một số sự kiện thị trường lớn nhất đã xảy ra vào tháng 9. Tuy nhiên tháng 10 lại khiến cộng đồng tài chính lo lắng hơn, bắt nguồn từ sự sụp đổ năm 1907 và 1929. Đồng nghiệp của tôi, Eric Weiner, tác giả của cuốn "What Goes Up: The Uncensored History of Modern Wall Street", lưu ý rằng nỗi sợ hãi về khả năng xảy ra cuộc "Đại sụp đổ" trước thời kỳ suy thoái đã thống trị thị trường trong một thời gian dài. Khi sự kiện "thứ Hai đen tối" năm 1987 và "thứ Sáu đen tối" năm 1989 xảy ra cũng vào tháng 10, chúng đã để lại một "vết sẹo" trong lòng các nhà đầu tư phố Wall.

Trong 30 năm qua, tháng 9 đã đưa chỉ số S&P 500 đi xuống trong 15 lần. Sau hơn một tháng với khối lượng giao dịch thấp, các nhà đầu tư có xu hướng quay trở lại sau kỳ nghỉ hè của họ và phân bổ lại tài sản trước khi mùa báo cáo thu nhập cuối cùng của năm được công bố. Ngay cả trong thời đại đại dịch, khi mà chính sách tiền tệ nới lỏng và thanh khoản dư thừa đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ, thì đợt suy thoái dữ dội nhất kể từ tháng 3 năm 2020 đã xảy ra vào tháng 9 năm sau, dẫn đầu bởi các cổ phiếu công nghệ lớn và dẫn đến sự điều chỉnh 10% của chỉ số S&P 500. Chỉ vài tuần sau, trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chỉ số này đã giảm thêm 9%.

Kể từ mức đỉnh vào ngày 2 tháng 9, S&P 500 đã giảm 5.3%. Đó chỉ là một nửa của đà giảm dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ năm ngoái, nhưng nó cũng rất quan trọng bởi các đợt điều chỉnh trong năm nay khá yếu. Tính thời vụ chắc chắn là một lý do, nhưng sự yếu kém của các công ty mới là vấn đề. Sự điều chỉnh “nông” và các yếu tố kỹ thuật đã đưa chỉ số này giảm xuống vào đầu tuần.

Vậy đà bán tháo liệu có tiếp tục không? Sau áp lực như vậy trong hai tuần rưỡi, không có gì ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán tăng trở lại. Nhưng để đánh giá theo tâm lý thị trường, theo khảo sát của AAII, phe “gấu” đã vượt qua phe “bò”. Điều đó có nghĩa là xu hướng risk-off có thể sẽ tiếp tục trong tháng này.

Vì vậy, đà giảm tháng 9 có thể tiếp diễn sang tháng sau, do tháng 10 có xu hướng giảm giá so với hai tháng trước. Nếu động lực suy yếu, tháng 10 có xu hướng là một tháng đi xuống. Nhưng nó cũng có thể tích cực nếu thị trường tăng tốc.

Tất nhiên, tin tức cũng quan trọng. Vào năm 2018, đợt bán tháo cực đoan vào tháng 10 đã tạo ra đà giảm liên tục đến cuối năm do dự đoán về việc thắt chặt định lượng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và nguy cơ Brexit. Rõ ràng chúng ta không thiếu rủi ro trong thời gian còn lại của năm 2021.

Kriti Gupta, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường cổ phiếu: Cơ hội 'bắt đáy' hay vẫn còn quá sớm?

Dù cổ phiếu đã giảm mạnh, định giá hiện tại vẫn chưa thực sự hấp dẫn nếu xét đến rủi ro lãi suất cao và chính sách bảo hộ thương mại. Các chỉ số như P/E, cape yield và tỷ lệ chiết khấu cho thấy thị trường có thể còn giảm sâu. Nhà đầu tư cần thận trọng và chuẩn bị chiến lược rõ ràng nếu muốn tận dụng cơ hội.
Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là đích đến cuối cùng cho chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump?

Giới tài chính và chính trị đang bàn tán về một kịch bản khả quan cho cuộc khủng hoảng thuế quan. Theo đó, Tổng thống Donald Trump sẽ nhanh chóng đạt thỏa thuận với nhiều quốc gia, tuyên bố thắng lợi và loại bỏ phần lớn thuế đối ứng, chỉ giữ lại mức thuế cơ bản 10% cùng một số loại thuế đặc biệt như thuế thép và nhôm.