Đừng lo thị trường chỉnh 5-10% nếu bạn đầu tư dài hạn

Đừng lo thị trường chỉnh 5-10% nếu bạn đầu tư dài hạn

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:03 26/01/2022

Ta đã nghe suốt hôm thứ Hai: Chỉ số S&P 500 đã giảm 10% từ đỉnh.

Bạn có nên lo lắng?

Đã có lúc chỉ số S&P 500 giảm tới 10% từ đỉnh trong phiên thứ Hai.

Tuy nhiên, những ai hoảng loạn hãy nhớ lại xu hướng dài hạn của thị trường.

Điều không bình thường không phải là thị trường đã chỉnh 10%, mà là thời gian giữa các đợt chỉnh.

Giai đoạn tháng 2-3/2020, S&P 500 giảm 33% trước khi hồi lại.

Trước đó, đợt chỉnh 10% gần nhất là cuối năm 2018, khi Fed nói về khả năng tăng lãi suất mạnh. Thị trường chỉnh khoảng 19% ngay trước Giáng Sinh.

Đó là 2 lần chỉnh trên 10% trong 3 năm 2 tháng, tức cứ 19 tháng lại chỉnh 1 lần.

Dù con số đó nghe có vẻ nhiều, nó lại dưới mức trung bình.

Điều chỉnh 5-10% là hoàn toàn bình thường

Trong một báo cáo năm 2019, Guggenheim cho rằng S&P 500 điều chỉnh 5-10% không có gì lạ.

Kể từ năm 1946, có tới 84 lần chỉnh như vậy, tức mỗi năm có hơn một lần.

May là, thị trường thường nhanh chóng bật lại. Thường thì mất khoảng 1 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Điều chỉnh sâu có xảy ra, nhưng hiếm hơn.

Chỉnh 10-20% đã diễn ra 29 lần (cứ 2.5 năm lại có một lần kể từ năm 1946), 20-40% (8.5 năm một lần), 9 lần, và hơn 40%, 3 lần (25 năm một lần).

Có 2 điều thấy được: Thứ nhất, các đợt chỉnh trên 20% thường liên quan đến suy thoái. Thứ hai, với những nhà đầu tư dài hạn, dù rất hiếm khi xảy ra, các đợt chỉnh mạnh cũng thường không kéo dài, chỉ khoảng 14 tháng (chỉnh 20-40%).

Cứ 4 năm, S&P 500 tăng 3 năm

Một cách khác để phân tích dữ liệu: Khi tính tới cả cổ tức, S&P 500 đã tăng 72% trong các năm kể từ 1926.

Tức là trung bình 4 năm thì có 1 năm thị trường giảm. Có thể là giảm nhiều năm liên tiếp. Nhưng điều đó rất hiếm. Mà tăng nhiều năm liên tiếp đúng hơn. 57% số năm đó, S&P 500 tăng trên 10%.

Fed: Một sự thay đổi dài hạn của thị trường?

Dù vậy, liệu thị trường có thể chỉnh sâu hơn và lâu hơn?

Đến cả phe bò cũng thừa nhận rằng 12 năm gần đây, giới đầu tư đã giàu lên rất nhanh.

Kể từ năm 2009, S&P 500 tăng trung bình 15% mỗi năm, vượt xa trung bình lịch sử là 10%.

Nhiều trader cho rằng điều này có được là nhờ Fed, vừa giữ lãi suất thấp, vừa bơm thanh khoản bằng việc mua trái phiếu, thổi phồng bảng cân đối kế toán của mình lên gần 9 nghìn tỷ USD.

Nếu điều đó đúng, phần lớn đà tăng là nhờ Fed - thì cũng hợp lý khi kỳ vọng Fed cắt thanh khoản và tăng lãi suất có thể khiến thị trường tăng trưởng chậm lại trong tương lai (dưới 10%).

Đó là quan điểm từ Vanguard. Trong báo cáo triển vọng kinh tế và thị trường 2022, công ty quản lý quỹ này đã chỉ ra rằng “cắt hỗ trợ chính sách đã trở thành một thách thức với giới hoạch định chính sách và một rủi ro tới thị trường tài chính.”

Họ mô tả triển vọng dài hạn của thị trường đang hơi “bó hẹp,” cho rằng “định giá cao và tăng trưởng kinh tế chậm đồng nghĩa với tỷ suất sinh lời chậm trong thập kỷ tới.”

Chậm là bao nhiêu? Họ dự báo một danh mục 60/40 (60% cổ phiếu, 40% trái phiếu) sẽ có tỷ suất sinh lời bằng khoảng 1 nửa so với thập kỷ trước (từ 9% xuống 4%).

Chứng khoán giảm 10% từ đỉnh. Nó nghĩa là gì?

Ta đã nghe suốt hôm thứ Hai: Chỉ số S&P 500 đã giảm 10% từ đỉnh.

Nhưng nó có ý nghĩa gì không?

Bao nhiêu người bạn biết đu đỉnh bán đáy phiên thứ Hai? Ừ thì nhiều người có hoảng loạn thật, nhưng rất ít người đu đỉnh.

Phần lớn mua bình quân giá nếu đầu tư dài hạn. Tức là khi chứng khoán giảm, chúng giảm từ mức cao hơn mà bạn đã mua.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ