ECB tham chiến - 5 lựa chọn giải cứu thị trường ECB có thể sử dụng

ECB tham chiến - 5 lựa chọn giải cứu thị trường ECB có thể sử dụng

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

12:40 12/03/2020

Góc nhìn thị trường của Kathy Lien

Trong vài tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Dự trữ Úc đồng loạt hạ lãi suất. Bây giờ, đã đến lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu hành động. Trước đây ECB vẫn khá im lặng về tác động của Coronavirus và sự biến động trên thị trường. Tuy nhiên, trước thềm cuộc họp Ngân hàng Trung ương sắp tới, Chủ tịch ECB Lagarde hôm qua đã cảnh báo rằng châu Âu có thể phải đối mặt với cú sốc kinh tế tương tự năm 2008 nếu các chính phủ châu Âu không đưa ra phản ứng phối hợp. Sự lo lắng này là dấu hiệu của một thông báo "tầm cỡ” sẽ được công bố hôm nay. Để ngăn chặn thị trường bán tháo và cung cấp hỗ trợ cho nền kinh tế, ECB cần phải làm nhiều hơn là vấn đề hạ lãi suất. Các nhà đầu tư nên lường trước về các gói hỗ trợ nhằm tăng tính thanh khoản và nguồn cung vốn “giá rẻ”.

Dưới đây là một số lựa chọn của Ngân hàng Trung ương Châu Âu:

  1. Hạ lãi suất 10 – 20 điểm cơ bản
  2. Phát hành gói QE - Tăng việc mua tài sản từ 20 tỷ EUR lên 40 tỷ EUR mỗi tháng
  3. Khởi động LTRO mới (chương trình hỗ trợ tái cấp vốn dài hạn) dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
  4. Cắt giảm lãi suất TLTRO (chương trình hỗ trợ tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu), kéo dài thời gian đáo hạn
  5. Tăng hệ số nhân để giảm bớt tác động của lãi suất âm đối với các ngân hàng

Biện pháp trước mắt sẽ là cắt giảm lãi suất, kết hợp với việc mua vào tài sản và thay đổi chương trình TLTRO. Câu hỏi duy nhất cho ECB vào hôm nay là những thay đổi này sẽ có tác động như thế nào. Việc cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản sẽ bị thị trường ngó lơ vì mức độ ảnh hưởng của một “động thái nhẹ” như vậy là rất nhỏ. Tỷ lệ cắt giảm phải nhiều hơn hoặc phải kết hợp với một loạt các biện pháp nới lỏng.

Về mặt dữ liệu, báo cáo gần nhất không hề tệ. Vào thứ Hai, chúng ta thấy số liệu sản xuất công nghiệp của Đức đã tăng hơn dự kiến ​​và theo bảng dưới đây, nền kinh tế Eurozone đã có nhiều cải thiện hơn là suy thoái kể từ cuộc họp gần nhất. Tất nhiên, không có dữ liệu nào trong số này phản ánh tác động thực sự của Coronavirus. Dữ liệu tháng 2 và tháng 3 sẽ tồi tệ hơn nhiều khi GDP Eurozone có khả năng bị thu hẹp trong quý đầu tiên. Như Chủ tịch ECB Lagarde đã cảnh báo, Coronavirus có thể kéo nền kinh tế khu vực rơi vào thảm họa tương tự năm 2008 và không thể xem nhẹ. EUR/USD có thể giảm xuống mức 1.1150 hoặc thậm chí thấp hơn nếu ECB tung ra một gói nới lỏng “đủ mạnh” vào hôm nay.

Dữ liệu kinh tế Eurozone - Nguồn: BKAssetManagement

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Tổng thống Trump và phong cách ngoại giao 'mafia' trong thương mại quốc tế

Phim mafia là một trong những đóng góp nổi bật của nước Mỹ cho văn hóa thế giới. Nhưng ít ai ngờ cách hành xử của giới tội phạm lại được áp dụng tại Nhà Trắng. Donald Trump đang điều hành thương mại và ngoại giao theo phong cách “Bố già” – pha trộn giữa sự đe dọa và ban ơn.
Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Những hệ quả toàn cầu từ chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang hiện rõ như thế nào?

Trong bài phát biểu nhậm chức 8 năm trước, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến "sự tàn phá của nước Mỹ". Giờ đây, ông đang gieo rắc điều tương tự khắp nền kinh tế thế giới. Vấn đề mà Trump từng tuyên bố chỉ mình ông có thể khắc phục đã được chính ông lan rộng ra toàn cầu.
Bắc Kinh tuyên bố "quyết đấu đến cùng" trước nguy cơ đối mặt thuế quan bổ sung 50% từ chính quyền Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bắc Kinh tuyên bố "quyết đấu đến cùng" trước nguy cơ đối mặt thuế quan bổ sung 50% từ chính quyền Trump

Trung Quốc đã cam kết "chiến đấu đến cùng" nếu Hoa Kỳ tiến hành kế hoạch tăng thuế quan, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Ba khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện đe dọa áp thêm 50% thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trái phiếu và vàng đồng loạt giảm: Dấu hiệu khủng hoảng lan rộng trên thị trường tài chính Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trái phiếu và vàng đồng loạt giảm: Dấu hiệu khủng hoảng lan rộng trên thị trường tài chính Mỹ ?

Tuần trước, Nhà Trắng nói rằng thị trường sẽ có dịp “phản ứng” sau khi ông Donald Trump công bố các loại thuế mới trong chính sách thương mại của mình. Và đúng là thị trường đã phản ứng — nhưng theo cách rất tiêu cực. Các mức thuế mới mà ông Trump đưa ra đã khiến thị trường tài chính rơi vào tình trạng hỗn loạn và bất ổn nghiêm trọng trên toàn cầu.
Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan

Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu cao chưa từng có lên hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ, kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ vào cuộc để “cứu nguy” nền kinh tế đang ngày càng trở nên mong manh có thể là quá lạc quan. Câu hỏi đặt ra lúc này không còn là liệu thiệt hại có xảy ra hay không, mà là: mức độ tàn phá sẽ nghiêm trọng đến đâu.
Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?

Thông thường, khi thị trường lao dốc, chúng ta thường cảm thấy lo lắng vì điều này cho thấy ngay cả những nhà đầu tư bình tĩnh nhất cũng có thể nhanh chóng rơi vào hoảng loạn. Nhưng hiện nay, điều khiến chúng ta lo ngại nhất chính là việc làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư dường như dựa trên những lý do hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.